Lãi suất thẻ tín dụng là gì? Cách tính lãi của thẻ tín dụng chi...

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản phí mà bạn sẽ bị mất khi chi tiêu “quá tay” và không đảm bảo khả năng chi trả theo quy định. Vì vậy, để sử dụng thẻ hợp lý, chi tiêu an toàn thì chủ thẻ nên hiểu rõ lãi suất thẻ tín dụng là gì và cách để tránh bị tính lãi phạt, lãi cao. Cùng TaxPlus tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

lai suat the tin dung

Bạn có thể hiểu đơn giản, lãi suất thẻ tín dụng chính là một khoản phí phạt nếu người dùng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ của mình cho ngân hàng. Thông thường, ngân hàng sẽ có thời gian miễn lãi và thường là trong vòng 45 – 55 ngày kể từ ngày chốt sao kê của tháng trước để khách hàng thu xếp và cân đối tài chính và tiến hành thanh toán. Nếu chủ thẻ thanh toán tiền trong khoảng thời gian này thì sẽ không bị tính phí phạt trả chậm và lãi suất.

Các loại lãi suất thẻ tín dụng

lai suat the tin dung 1

Ngoài lãi suất khi người dùng thanh toán không đúng hạn thì còn có một số lãi suất khác có thể phát sinh. Cụ thể là:

  • Lãi suất chung

Thẻ tín dụng có bản chất là vay trước trả tiền sau. Do vậy, mức lãi suất chung được tính như các khoản vay thông thường. Mức lãi sẽ dao động từ 11% đến 17% tùy từng ngân hàng và sản phẩm thẻ tín dụng.

  • Lãi suất khi rút tiền mặt

Việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng từ các cây ATM/máy POS sẽ khiến bạn mất thêm khoản phí từ 3% đến 5% dựa trên giá trị giao dịch.

  • Lãi suất khi thanh toán quốc tế chuyển đổi ngoại tệ

Đây là phí phát sinh khi bạn dùng thẻ tín dụng để giao dịch tại các nước khác. Mức phí dao động từ 2% đến 4% tên tổng số tiền giao dịch, tùy vào quy định của mỗi ngân hàng.

Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh khi nào?

lai suat the tin dung 2 scaled 1

Lãi suất thẻ tín dụng sẽ phát sinh trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Không trả số tiền tối thiểu đúng hạn: Nếu bạn không thực hiện việc chi trả số tiền chi tiêu ở mức tối thiểu thì sẽ bị tính phí trả chậm, khoảng 4-6% khoản dư nợ.
  • Không thanh toán toàn bộ nợ trong thời gian miễn lãi: Bạn sẽ bị tính lãi dựa trên tổng số tiền đã sử dụng với mức lãi suất khá cao, thường dao động khoảng trên 20%.
  • Ngoài ra, lãi suất thẻ tín dụng còn xảy ra khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt hay quy đổi ngoại tệ tại các nước khác.
Xem thêm:  Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì? Hạn mức thẻ cao nhất là bao nhiêu?

Xem thêm:

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng và ví dụ minh họa

lai suat the tin dung 3 scaled 1

Trường hợp rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc thẻ POS 

Khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại ATM/máy POS, bạn sẽ bị mất thêm phí rút tiền mặt. Phí này được tính sau khi giao dịch rút tiền kết thúc.

Ví dụ: Ngày 1/7, bạn rút tiền tại máy ATM với số tiền là 5 triệu và chu kỳ thanh toán là từ 1/7 đến ngày 15/8 với mức lãi suất chung là 20% và phí rút tiền mặt là 3%. Tuy nhiên tới ngày 16/8 bạn mới thanh toán 5 triệu thì các khoản phí bạn phải chi trả là:

  • Phí rút tiền mặt: 5.000.000 x 3% = 150.000 VNĐ
  • Tính lãi suất từ ngày 1/7 đến ngày 16/8 là: 5.000.000 x 20% /365 x 16 ngày = 126.027 VNĐ.
  • Tổng chi phí phải trả khi rút 5 triệu tiền mặt tại ATM là: 150.000 + 126.027 = 276.027 VNĐ.

Trường hợp giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ

Khi bạn thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ tín dụng, sẽ có 2 trường hợp tính lãi xảy ra.

1/ Thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê vào ngày đến hạn thanh toán

Nếu đến hạn thanh toán, người dùng đã thanh toán đầy đủ toàn bộ số dư trên sao kê (bao gồm nợ của kỳ hạn trước, nợ rút tiền mặt và thanh toán dịch vụ, hàng hóa, lãi, phí, phạt), ngân hàng sẽ không thu lãi toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó của bạn.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là ngày 15/7, lãi suất áp dụng 20%/ năm. Trong tháng 6, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 5 triệu.
  • Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu.
  • Ngày 10/7 trả ngân hàng tổng 6 triệu.

Như vậy, bạn đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ trước hạn 15/7 nên bạn sẽ không bị mất bất kỳ khoản phí nào.

2/ Thanh toán ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán

Khi tới thời hạn thanh toán, bạn đã trả nợ ít nhất bằng khoản tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi với mọi giao dịch trong kỳ sao kê. Phần nợ còn lại (gốc, lãi, phạt, phí) chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi trên sao kê của kỳ tiếp theo.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là ngày 15/7, lãi suất áp dụng 20%/ năm. Số dư nợ mà bạn cần thanh toán tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Trong tháng 6 bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu.
  • Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu. Dư nợ 2 là 6 triệu.
  • Ngày 30/6 trả ngân hàng tổng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 3 triệu.

Trong trường hợp này, bạn đã thanh toán đủ dư nợ tối thiểu và vẫn còn nợ 3 triệu thì số lãi sẽ bị tính như sau:

  • Dư nợ 1 từ ngày 8/6 đến 14/6: Tiền lãi = 5.000.000 x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VNĐ.
  • Số dư nợ 2 từ ngày 15/6 đến 29/6: Tiền lãi = 6.000.000 x 20%/365 x 15 ngày = 49.316 VNĐ.
  • Số dư nợ 3 từ ngày 1/7 đến 15/7: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 24.658 VNĐ.
Xem thêm:  Sang ngang thẻ tín dụng là gì? Điều kiện và ngân hàng cho sang ngang thẻ tín dụng

Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán khi tới hạn 15/6 là: 19.179 + 49.316 + 24.658 = 93.153 VNĐ

Ngoài ra, số tiền 3 triệu vẫn bị tính lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán đủ nợ cho ngân hàng.

Tính lãi suất trong trường hợp không thanh toán khoản thanh toán tối thiểu

Trong trường hợp không thanh toán khoản dư nợ tối thiểu (thường là từ 5% đến 10% trên tổng chi tiêu), bạn sẽ bị mất thêm khoản tiền gọi là phí phạt trả chậm và phí lãi suất quá hạn.

Trong vòng 60 ngày kể từ khi đến hạn thì khoản thanh toán tối thiểu sẽ bị tính phí phạt trả chậm và lãi suất quá hạn. Nếu sau 60 ngày, bạn vẫn chưa trả khoản thanh toán tối thiểu cho ngân hàng thì toàn bộ dư nợ chưa thanh toán trong kỳ phải chịu lãi suất quá hạn và phí phạt trả chậm.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong vòng 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là ngày 15/7, lãi suất áp dụng 20%/ năm. Số dư nợ mà bạn cần thanh toán tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Phí trả chậm tối thiểu là 150.000 VNĐ và bằng 5% trên số dư tối thiểu cần trả. Trong tháng 6, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:

  • Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu.
  • Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 1 triệu. Dư nợ 2 là 6 triệu.
  • Ngày 20/7 trả ngân hàng tổng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 3 triệu.

Trong trường hợp này, bạn đã thanh toán đủ dư nợ tối thiểu và vẫn còn nợ 3 triệu thì số lãi sẽ bị tính như sau:

  • Dư nợ 1 từ ngày 8/6 đến 14/6: Tiền lãi = 5.000.000 x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VNĐ.
  • Số dư nợ 2 từ ngày 15/6 đến 20/7: Tiền lãi = 6.000.000x 20%/365 x 36 ngày = 118.357 VNĐ.
  • Tính phí trả chậm: (5% x 6.000.000) x 5% phí trả chậm = 15.000 < 150.000 nên tính phí trả chậm là 150.000 VNĐ

Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán khi tới hạn 15/6 là: 19.179 + 118.357 + 150.000 = 287.536 VNĐ

Ngoài ra, số tiền 3 triệu vẫn bị tính lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán đủ nợ cho ngân hàng.

Ngân hàng có mức lãi suất tín dụng thấp hiện nay?

Dưới đây là biểu lãi suất tín dụng ở mức thấp nhất hiện nay tại một số ngân hàng, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm:

Lai Suat Tin Dung
Lãi suất thẻ tín dụng một số ngân hàng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo

Từ biểu lãi suất trên, có thể thấy, Ngân hàng ACB, BIDV, SHB, Vietinbank… đang có mức lãi suất tín dụng thấp, dao động từ 1% – 1,5%/năm.

Cách sử dụng để tránh bị tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng

lai suat the tin dung 4

Bị tính lãi suất cao trong quá trình dùng thẻ tín dụng là điều không ai muốn gặp phải. Để tránh được tình trạng này, khách hàng có thể áp dụng một số bí quyết sau:

  • Lựa chọn mức lãi suất quá hạn phù hợp: Khi mở thẻ, bạn cần tìm hiểu kỹ vào lựa chọn các ngân hàng có quy định mức lãi suất quá hạn ưu đãi, nằm trong khả năng chi trả của bạn.
  • Thanh toán nợ đúng hạn: Vì chỉ khi bạn thanh toán hết số dư nợ của tháng trước đúng hạn thì bạn mới được hưởng thời gian miễn lãi suất cho tháng kế tiếp. Việc này sẽ giúp bạn bị mất thêm phí trả chậm và lãi cho các khoản chi tiêu.
Xem thêm:  4 điều kiện mở thẻ tín dụng cơ bản mà hấp dẫn 2023

Từ thời điểm nhận được bản sao kê, bạn có thời gian ân hạn từ 15 đến 25 để thanh toán lại số dư nợ. Vì vậy hãy cố gắng trả lại đủ số tiền bạn đã “tạm ứng” muộn nhất vào ngày cuối của thời gian ân hạn này để tránh bị tính lãi thẻ tín dụng và được áp dụng thời gian miễn lãi cho tháng tiếp theo.

Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể thanh toán khoản tối thiểu nếu khả năng tài chính chưa cho phép. Theo đó, bạn chỉ phải trả lãi suất của thẻ tín dụng mà không phải chịu phí trả chậm. Tuy vậy hãy cân nhắc hoàn trả khoản tiền còn lại cho ngân hàng sớm nhất có thể vì lãi suất sẽ tính theo dư nợ giảm dần.

  • Cân nhắc kỹ khi dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt: Khi thật sự cần thiết hãy rút tiền bằng thẻ tín dụng bởi bạn sẽ bị mất thêm phí rút tiền.
  • Chia nhỏ nợ để trả trước: Ngân hàng tính lãi suất dựa vào số dư nợ giảm dần nên bạn hãy chia nhỏ số tiền và cố gắng trả sớm để giảm thiểu lãi.
  • Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý trong tầm khả năng thanh toán: Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tài chính và đảm bảo khả năng chi trả khi đến hạn.

Cách tránh bẫy nợ của thẻ tín dụng

Theo chuyên gia tài chính thông minh, thẻ tín dụng giúp phân tán những khoản chi phí lớn. Thay vì phải trả một lần cho những hoạt động như du lịch, thẻ tín dụng có thể giúp người dùng trả dần các khoản phí này trong vòng vài tháng.

Thứ hai, thẻ tín dụng hỗ trợ xây dựng lý lịch, lịch sử tín dụng.

“Các ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ không thể đánh giá được điểm tín dụng của những cá nhân chưa từng vay vốn. Thẻ tín dụng là bước khởi đầu khôn ngoan để một người xây dựng lịch sử tín dụng lành mạnh và chuẩn bị cho những khoản vay lớn hơn về sau khi có nhu cầu”, ông Thành cho biết.

Thứ ba, thẻ tín dụng là “cứu cánh” cho những trường hợp khẩn cấp như đi bệnh viện hay sửa chữa nhà cửa, xe cộ…

Thứ tư, người dùng có thể thanh toán trực tuyến và trả tiền tại điểm bán tiện lợi. Từ đó giảm chi phí mất mát do không cần mang tiền mặt, đồng thời tiếp cận được nhiều kênh mua hàng trực tuyến chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng.

Để quản lý tài chính thông minh, bạn cần lưu ý đến thời hạn thanh toán. “Thẻ tín dụng của các ngân hàng có thời gian miễn lãi phổ biến từ 30 – 45 ngày. Tuy nhiên số ngày miễn lãi thực tế không cố định mà phụ thuộc vào thời điểm giao dịch của khách hàng”, Chuyên gia Tài Chính thông minh – Báo Lao Động.

Qua đó, chuyên gia đề xuất mỗi người nên thanh toán hết dư nợ cuối kỳ sao kê theo thông báo của ngân hàng để đảm bảo không phát sinh lãi. Nếu không đủ tiền để trả hết một lần thì ít nhất phải đảm bảo mức thanh toán tối thiểu của kỳ sao kê đó để tránh phát sinh phí trả chậm. Lãi áp dụng khi khách hàng chậm thanh toán các khoản nợ thẻ tín dụng rất cao, có thể lên tới trên 30%/năm tùy nhà băng.

Xem thêm:

Lời kết

Như vậy, lãi suất của thẻ tín dụng sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn biết cách chi tiêu thông minh và hợp lý. Hy vọng bài viết trên của TaxPlus Blog đã giúp bạn hiểu được lãi suất thẻ tín dụng là gì và cách tính. Đừng quên ghé thăm TaxPlus mỗi ngày để xem các thông tin, kiến thức hữu ích nhé.

Đánh giá bài viết post