Khu phi thuế quan là gì? Những khu vực phi thuế quan tại Việt Nam

Tại nước ta có xây dựng một số khu phi thuế quan. Tại đây, Khu phi thuế quan là khu vực có ranh giới xác định, không phải đối tượng nào cũng được phép hoạt động kinh doanh, sản xuất trong khu vực này. Điều này nhằm kiểm soát hàng hóa và lưu thông hàng giữa các quốc gia. Cùng TaxPlus tìm hiểu chi tiết hơn về khu phi thuế quan trong bài viết sau nhé.

Khu phi thuế quan là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg thì khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

Khái niệm về khu phi thuế quan
Khu phi thuế quan là gì?
  • Khu phi thuế quan là khu vực:

+ Khu vực địa lý có ranh giới xác định;

+ Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan;

+ Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

  • Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:

+ Khu bảo thuế;

+ Khu kinh tế thương mại đặc biệt;

+ Khu thương mại công nghiệp;

+ Khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
Xem thêm:  Dịch vụ Soát xét Báo cáo tài chính đúng Luật tối ưu chi phí Thuế

Ngoài ra, theo khoản 17 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2022), khu phi thuế quan trong khu kinh tế là khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.

Lưu ý: Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm của việc thành lập khu phi thuế quan

Đầu tiên, việc lập nên các khu phi thuế quan, nơi mà các doanh nghiệp hoạt động không phải chịu thuế, với mục đích giải quyết vấn đề việc làm cho công nhân, ngăn ngừa thất nghiệp dẫn đến các vấn đề xã hội và trật tự công cộng, đồng thời đào tạo kiến thức và kỹ năng cho công nhân để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của họ.

Những ưu điểm của khu phi thuế quan
Những ưu điểm của khu phi thuế quan

Thứ hai, các khu phi thuế quan thường là nơi quy tụ các doanh nghiệp hoạt động, điều này tạo ra nhiều lợi ích cho việc sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa và sản phẩm tại khu kinh tế tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tại đây, việc liên kết với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn trở nên thuận tiện, mở ra cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và hợp tác với nhau tại các cửa khẩu khác nhau. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và hội nhập các mặt hàng với thị trường quốc tế.

Thứ ba, việc thiết lập các khu phi thuế quan nhằm cung cấp các ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp nói chung. Khi hoạt động trong khu vực phi thuế quan, doanh nghiệp có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi thuế khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, không phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay thuế giá trị gia tăng.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhập hàng vào Việt Nam để cung cấp mặt hàng theo yêu cầu, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

Xem thêm:  Tiền thưởng có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Việc thành lập khu phi thuế quan cho phép học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài, đồng thời góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ hiệu quả cho sản xuất trong nước.

Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan

Điều 5 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan quy định có 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan (gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan), bao gồm:

  • Thương nhân Việt Nam;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3 khu phi thue quan
Các đối tượng được phép hoạt động tại khu phi thuế quan

Các hoạt động trong khu phi thuế quan

Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan, các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:

  • Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;
  • Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
  • Đồng thời, Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu phi thuế quan trong khu kinh tế như sau:
  • Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;
  • Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;
  • Dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;
  • Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:  Thuế khoán hộ kinh doanh là gì? Cách tính và những quy định cần nắm
Các hoạt động trong khu phi thuế quan phải tuân theo quy định pháp luật
Các hoạt động trong khu phi thuế quan phải tuân theo quy định pháp luật

Các hoạt động tại khu phi thuế quan nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Quy định về quản lý việc ra, vào khu phi thuế quan

Quy định về quản lý việc ra, vào khu phi thuế quan theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg như sau:

  • Cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp khu phi thuế quan và đối tác, khách mời của doanh nghiệp khu phi thuế quan được ra vào khu phi thuế quan.
  • Khách tham quan, du lịch trong nước và ngoài nước, các cá nhân tổ chức khác không phải là những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được ra vào khu phi thuế quan để tham dự các hoạt động triển lãm, giới thiệu, trưng bày sản phẩm và mua bán hàng hóa.
  • Việc ra, vào khu phi thuế quan phải tuân thủ những quy định của Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các cơ quan chức năng liên quan.
Các quy định trong khu phi thuế quan
Các quy định trong khu phi thuế quan

Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ban hành quy định quản lý ra vào, đi lại và các sinh hoạt khác trong khu phi thuế quan.

Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan

Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan

Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg như sau:

  • Đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa, trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Như vậy bạn vừa tìm hiểu về khu phi thuế quan. Đây là một cụm bán hàng độc lập và không chịu thuế. Từ đó mà người dân có thể mua hàng hóa với giá thành rẻ hơn.

Đánh giá bài viết post