Công ty cổ phần là gì & những điều lưu ý trước khi thành lập...

Bạn đang có dự định thành lập công ty cổ phần? Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn công ty cổ phần là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. TaxPlus sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quát từ khái niệm đến cấu trúc của một công ty cổ phần theo quy định hiện hành của nước Việt Nam.

Khái niệm công ty cổ phần (CP)

GP CTY CP

Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN), công ty CP được định nghĩa như sau:

  • Công ty CP là một doanh nghiệp (DN) được thành lập theo những quy định, trình tự của nhà nước và sở hữu các đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các loại hình công ty khác.
  • Vốn điều lệ của công ty CP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cổ đông trong một công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và tối đa không giới hạn số lượng.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. --> Xem quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty CP
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp
  • Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty CP có quyền phát hành cổ phần (cổ phiếu) các loại để huy động vốn.

Vai trò & cơ cấu tổ chức của công ty CP

Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức của công ty CP, điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định:

Công ty CP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau, trừ những trường hợp pháp luật về chứng khoán sẽ có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong trường hợp công ty CP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông này là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì sẽ không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên trong Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập này thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với quá trình quản lý và điều hành công ty.

Xem thêm:  Chia sẻ 10 lĩnh vực HOT để khởi nghiệp

Vai trò

quote2a

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan tối cao của công ty CP. Các cổ đông trong đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị (có thể kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm).

Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc của DN thực hiện quá trình này.

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc

Đây là người đại diện theo pháp luật của công ty đã được quy định trong Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty cần thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở trong nước thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định của Điều lệ công ty để đảm bảo quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo luật công ty.

--> Quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty/doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị đồng thời cũng có các quyền và nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty.

Hội đồng quản trị công ty CP phải có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên của hội đồng quản trị không nhất thiết là cổ đông của công ty. Trong Hội đồng quản trị phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu ra.

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Lập ra chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
  • Chuẩn bị, tổ chức nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp
  • Triệu tập và làm chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị
  • Giám sát quá trình tổ chức và thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
  • Làm chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.

Ban điều hành

Ban điều hành của hội đồng quản trị có nhiệm vụ:

  • Bổ nhiệm một người trong ban quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Tuyển dụng lao động
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức
  • Xử lý lỗ trong kinh doanh.
Xem thêm:  Tỷ lệ sở hữu vốn góp bao nhiêu là an toàn?

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của công ty/doanh nghiệp thường có từ 3 đến 5 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm. Thành viên của Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

  Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty CP có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể:

Ưu điểm

  • Vì công ty CP được đóng góp từ nhiều cổ đông khác nhau nên trách nhiệm về khoản nợ hay các nghĩa vụ tài sản của công ty/doanh nghiệp sẽ dựa trên số cổ phần của từng cổ đông. Như vậy, rủi ro sẽ thấp hơn.
  • Công ty CP phát hành cổ phiếu nên khả năng huy động vốn sẽ cao hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Dễ dàng chuyển nhượng vốn góp.

--> Xem so sánh ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp tại đây

Nhược điểm

  • Do dễ dàng huy động cổ đông tham gia góp vốn nên công ty CP thường có đông thành viên dẫn tới khó kiểm soát, khó quản lý.
  • Dễ bị phân tách thành các nhóm cổ đông gây nên sự canh tranh về lợi ích với nhau.
  • Giám đốc và tổng giám đốc của công ty CP không được đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của các hình thức doanh nghiệp khác.

Nên thành lập công ty CP hay công ty TNHH

Nếu bạn đang có dự định thành lập công ty nhưng chưa biết nên lựa chọn thành lập công ty CP hay công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) nên tham khảo các yếu tố giống và khác nhau giữa 2 loại hình doanh nghiệp này nhé

Điểm giống nhau

  • Tất cả thành viên hay cổ đông trong công ty/doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Cả 2 loại hình này điều có tư cách pháp nhân theo quy định của luật doanh nghiệp.
  • Công ty CP & TNHH điều có trách nhiệm đóng thuế, trách nhiệm với người lao động.

--> Lợi ích & điều kiện để có tư cách pháp nhân

Khác nhau

1. Số lượng thành viên

  • Công ty CP: Cổ đông của công ty CP có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Công ty TNHH: Bao gồm công ty TNHH MTV (một thành viên) và từ hai thành viên trở lên. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng không vượt quá 50 thành viên.

--> Công ty TNHH là gì và được thành lập & hoạt động như thế nào

2. Vốn điều lệ

  • Công ty CP: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần
  • Công ty TNHH: Vốn điều lệ được chia theo tỉ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên.
Xem thêm:  10 quyển sách hay về khởi nghiệp kinh doanh

3. Khả năng huy động vốn

  • Công ty CP: Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
  • Công ty TNHH: Không được phát hành cổ phần. Công ty tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới.

4. Chuyển nhượng vốn

  • Công ty CP: Các cổ đông được tự do chuyển nhượng vốn nhưng quyền chuyển nhượng của cổ đông bị hạn chế trong 3 năm kể từ ngày công ty thành lập. Khi chuyển nhượng vốn, cổ đông của công ty cổ phần cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
  • Công ty TNHH: Chỉ được chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Khi chuyển nhượng vốn cổ đông, công ty TNHH không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

5. Cơ cấu tổ chức

  • Công ty CP: Công ty CP có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức theo một trong hai mô hình:
    • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
    • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Công ty TNHH: Có cơ cấu tổ chức dưới hình thức công ty TNHH MTV & từ 2 thành viên trở lên.

Các câu hỏi về công ty CP

Thành lập công ty CP cần những gì

Thành lập công ty CP cần những điều kiện sau:

  • Điều kiện về Chủ thể: Công ty CP phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
  • Điều kiện về tên công ty: Tên công ty không được trùng hay gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký trước trên toàn quốc. Tên doanh nghiệp phải được in trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do DN phát hành.
  • Điều kiện Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của công ty CP phải chuẩn theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia.
  • Điều kiện về trụ sở: Trụ sở chính của công ty CP phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định.

Lưu ý: Trụ sở công ty CP không được là chung cư, khu tập thể (trừ trường hợp các tòa nhà xây dựng với mục đích cho thuê văn phòng).

--> Phân biệt chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện

Thành lập công ty CP cần bao nhiêu vốn

Để đăng ký thành lập công ty CP, cần có 4 loại vốn kinh doanh cơ bản sau:

  • Vốn điều lệ: Là số vốn của DN được đăng ký với Sở kế hoạch & Đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của DN.
  • Vốn pháp định: Là vốn được quy định theo quy định phát luật theo từng ngành nghề
  • Vốn ký quỹ: Thực ra vốn ký quỹ vẫn là vốn pháp định, nhưng phải dựa vào số tiền thực tế trong ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động của DN.
  • Vốn cá nhân và tổ chức nước ngoài: Người nước ngoài có thể góp vốn với tỷ lệ nhất định vào công ty CP.

Lời kết

Mong những thông tin giải đáp thắc mắc công ty cổ phần là gì trong bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại hình doanh nghiệp và hướng phát triển DN phù hợp, chúc bạn thành công.

Nếu bạn đang muốn thành lập công ty cổ phần đúng quy định pháp luật và quy trình  hoàn thiện trong thời gian nhanh nhất; hãy liên hệ với TaxPlus ngay hôm nay.

--> Dịch vụ thành lập Công ty Cổ Phần chuẩn Pháp lý năm 2022 – Phí dịch vụ 290.000đ

Nguồn: https://taxplus.vn

Xuất bản ngày: 25/05/2019 @ 01:49

Đánh giá bài viết post