Junior là gì? Cách tuyển dụng vị trí Junior hiệu quả cho Doanh nghiệp

Junior là cấp bậc áp chót để thăng tiến lên vị trí Senior. Nhìn chung, công việc của Junior có phần “nhàn hạ” và đơn giản hơn Senior, đổi lại mức lương cũng sẽ thấp hơn. Mặc dù vậy, với một số khối ngành đặc thù như IT, HR, Marketing,… mức lương lên tới 15 triệu cho vị trí Junior vẫn là con số đáng mơ ước dành cho các bạn cử nhân còn ít kinh nghiệm.

Bài viết này TaxPlus sẽ phân biệt Junior với các thuật ngữ liên quan, đồng thời đưa ra thông tin về lộ trình thăng tiến cũng như thang lương hấp dẫn dành cho các vị trí Junior.

Junior là gì?

Junior là gì

Junior là thuật ngữ chỉ những nhân viên có ít thâm niên, còn ít tuổi và thường là cấp dưới. Nhân sự đóng vai trò này thường sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản, không quá khó khăn và phức tạp, với mục tiêu chính nâng cao kinh nghiệm và hỗ trợ các Senior.

Các vị trí Junior thường phổ biến trong một số ngành nghề như Developer, Designer, Marketing,…

Phân biệt Junior với Senior 

Phân biệt Junior với Senior 

Senior  Junior
Trình độ  – Ở cấp độ cao cấp, cần giải quyết những công việc phức tạp.– Thời gian làm việc cần tối ưu và có thể giải quyết lượng công việc lớn hơn hoặc trong thời gian nhanh hơn Junior. – Thường ở cấp độ, trình độ cơ bản, giải quyết các công việc không quá khó khăn, phức tạp.
Tính chuyên môn – Yêu cầu cao và khắt khe hơn so với các bạn Junior.– Đảm nhận và thực hiện công việc của cả dự án.  Ví dụ đối với lĩnh vực Developer, thường những bạn Junior chỉ thực hiện các task công việc nhỏ trong một dự án nhưng các bạn Senior sẽ thực hiện công việc của cả một dự án. – Yêu cầu thấp và bớt khắt khe hơn Senior.– Thường chỉ thực hiện các task nhỏ trong một dự án.
Khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề Có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các bài học, kinh nghiệm nhận được sau tình huống, sự cố,… để hạn chế lặp lại. Thường chỉ nhìn vào cách giải quyết, muốn tìm ra phương án nhanh gọn, tối ưu nhất.
Xem thêm:  Phân tích ưu nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân Luật DN 2020

JD của Junior thường bao gồm những công việc gì?

JD của Junior thường bao gồm những công việc gì

Như đã đề cập, Junior chủ yếu đảm nhận những nhiệm vụ đơn giản, nhằm hỗ trợ công việc cho Senior. Cụ thể, một số nhóm công việc tiêu biểu dành cho Junior có thể kể đến như sau:

  • Thực hiện, hỗ trợ hoặc giải quyết các nhóm công việc không yêu cầu quá nhiều kỹ năng, đơn giản và dễ áp dụng kiến thức.
  • Học hỏi và nhận đánh giá từ các đồng nghiệp, Senior.
  • Tham gia các khóa training, đào tạo nâng cao nghiệp vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp (nếu có).
  • Tham gia setup, thực hiện các dự án hoặc sự kiện của công ty (đối với một số ngành đặc thù như Marketing, Truyền thông,…).
  • Thực hiện các văn bản báo cáo, tổng kết theo yêu cầu của quản lý trực tiếp hoặc người hướng dẫn.

Xem thêm:

Tham khảo mức thu nhập của Junior ở một số ngành nghề

Mặc dù thực hiện các tác vụ đơn giản, không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm và thâm niên nhưng so với Intern và Fresher, Junior có khả năng thực thi tốt hơn. Vì vậy, mức lương thưởng và đãi ngộ dành cho họ sẽ ở mức bình quân, không quá cao như Senior nhưng cao hơn hẳn so với Fresher và Intern. Thang lương cụ thể cho vị trí này ở một số ngành nghề cụ thể trên thị trường như sau:

  • IT: $692/tháng (khoảng 15 triệu) với vị trí Junior Developer
  • Marketing: $446/tháng (khoảng 10 triệu) cho Junior Marketing Officer
  • HR: $525/tháng (khoảng 12 triệu) cho Junior HR Executive
  • Sales: $548/tháng (khoảng 12,5 triệu) cho Junior Sales Executive
Xem thêm:  Recruitment Funnel là gì? 5 tiêu chí cốt lõi của phễu tuyển dụng

Thời gian và trình độ/kỹ năng cần thiết để thăng tiến bậc Junior

junior 2

Thông thường, trước khi trở thành Junior, nhân sự sẽ qua giai đoạn Intern hoặc Fresher. Việc thăng tiến nhanh hay chậm về cơ bản phụ thuộc vào thái độ, khả năng phát triển và sự nỗ lực. Do vậy, để rút ngắn thời gian nâng cao năng lực, nhân sự cần tập trung trau dồi các nhóm kỹ năng cần thiết, cụ thể như sau:

  • Kỹ năng làm việc nhóm: khác với Senior, Junior thường chưa thể tự mình đảm nhận một dự án riêng lẻ mà cần làm việc dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc làm việc đội nhóm thường xuyên, hợp tác với các nhân sự khác trong cùng dự án. Do vậy, kỹ năng kết nối với đồng nghiệp và làm việc nhóm là nhóm kỹ năng khá quan trọng và cần thiết để công việc được thuận lợi, suôn sẻ.
  • Kỹ năng đàm phán: các Junior thường làm việc dưới sự phân công của người khác do khả năng làm việc độc lập, đàm phán với đối tác, khách hàng hay với chính nhân sự nội bộ còn khá yếu. Đôi khi, không phải lúc nào quản lý cũng sẽ đứng ra hướng dẫn và chỉ bảo chi tiết, sẽ có những công việc nhân sự phải “tự bơi” nên rèn luyện kỹ năng đàm phán, giao tiếp sẽ là một công cụ hữu ích cho Junior.
Xem thêm:  Quản lý cấp cao là gì? Vai trò quản lý cấp cao trong Doanh nghiệp

Kỹ năng đàm phán là nhóm kỹ năng quan trọng để Junior có thể thăng tiến 

  • Kỹ năng học hỏi, thích ứng: đây là kỹ năng tiên quyết Junior nào cũng cần phải trau dồi. Một mặt để gia tăng kinh nghiệm, tay nghề, dẫn đường thăng tiến; mặt khác giúp thích ứng với công việc nhanh chóng, dễ dàng hơn. Khi sở hữu kỹ năng học hỏi và thích ứng nhanh nhạy, các Junior rất dễ phát triển thêm các nhóm kỹ năng khác liên quan tới chuyên môn cũng như cả nhóm kỹ năng mềm khác.

Bên cạnh học hỏi và trau dồi trong môi trường thực tiễn, các Junior muốn thăng tiến nhanh cũng cần tìm hỏi và thích ứng với môi trường làm việc trực tuyến, trong bối cảnh việc số hóa mọi lĩnh vực đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết post