Hợp đồng lao động & thỏa ước lao động tập thể khác gì?

Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động là một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy giữa hợp đồng lao động & thỏa ước lao động tập thể khác nhau như thế nào? Trong bài viết này TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu và tham khảo để nắm rõ hơn các thông tin dưới đây nhé.

Sự khác nhau giữa hợp đồng lao động & thỏa ước lao động tập thể

Để hiểu rõ hơn hợp đồng lao động & thỏa ước lao động tập thể khác nhau như thế nào, trong phần đầu tiên này TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu và khám phá các tiêu chí so sánh chung giữa 2 loại này dựa theo các căn cứ trong quy định của Pháp Luật hiện hành nhé.

hop dong lao dong thoa uoc lao dong tap the khac gi 1
Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể được quy định khác nhau về khái niệm

No1: Về khái niệm

  • Hợp đồng Lao động: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.” Được quy định tại điều 15 của Bộ Luật lao động 2012.
  • Thỏa ước lao động tập thể: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.” Được quy định tại khoản 1, điều 73 của Bộ Luật Lao động 2012.

No2: Phân loại về hợp đồng lao động & thỏa ước lao động tập thể

  • Hợp đồng lao động được phân thành các loại gồm: Hợp đồng lao động có thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng thời vụ theo quy định tại điều 22, Bộ Luật Lao động 2012.
  • Thỏa ước lao động tập thể được phân thành các loại thỏa ước: Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thoả ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định tại khoản 1, điều 73 Bộ Luật lao động 2012.
Xem thêm:  Hướng dẫn cách tính tuổi nghỉ hưu theo quy định mới năm 2023

Xem thêm: Một người có thể thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?

No3: Những chủ thể tham gia ký kết hợp đồng lao động

  • Hợp đồng lao động sẽ là người sử dụng lao động ký với người lao động là cá nhân hoặc đại diện theo Pháp Luật của người lao động đó nếu người lao động ở trong độ tuổi từ 13 – 15 tuổi.
  • Thỏa ước lao động tập thể sẽ được ký kết giữa đại diện một tập thể lao động có nhiều người với người sử dụng lao động hoặc là người đại diện trong Ban Lãnh đạo công ty, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động.

No4: Hình thức chứa đựng

  • Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động mang tính cá nhân nên có những quy tắc xử sự riêng được áp dụng cho những mối quan hệ phát sinh dựa theo quy định trong hợp đồng được ký kết.
  • Thỏa ước lao động tập thể là loại chứa đựng những quy tắc ứng xử chung cho rất nhiều người. Loại thỏa ước này sẽ điều chỉnh mối quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành thuộc phạm vi áp dụng của bản thỏa ước này.

No5: Tính chất

  • Hợp đồng lao động mang tính chất cá nhân giữa 1 người lao động với người sử dụng lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể mang tính chất tập thể và thể hiện ở chủ thể sẽ là cá nhân người lao động và chủ thể là đại diện cho một tập thể những người lao động và người sử dụng lao động đó.
hop dong lao dong thoa uoc lao dong tap the khac gi 2
Tính chất của hợp đồng lao động và thỏa ước lao động sẽ khác nhau

No6: Về Nội dung

Về nội dung thì sẽ khác nhau như sau:

  • Hợp đồng lao động chỉ là thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ giữa cá nhân với người lao động khi thực hiện ký kết hợp đồng.
  • Thỏa ước lao động sẽ là văn bản chứa đựng những thỏa thuận có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của nhiều người trong cùng 1 tập thể lao động. Kể cả những người không tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể này cũng sẽ phải tuân thủ và đảm bảo được hưởng quyền lợi đã thỏa ước.
Xem thêm:  Thủ tục đăng ký, gia hạn & hướng dẫn cách sử dụng chữ ký số

No7: Về hệ quả pháp lý

Về hệ quả pháp lý, giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể sẽ khác nhau như sau:

  • Hợp đồng lao động chính là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động. Mọi căn cứ về quyền và nghĩa vụ sẽ được tuân thủ theo hợp đồng lao động đó.
  • Thỏa ước lao động tập thể không làm phát sinh mối quan hệ giữa cá nhân với người sử dụng lao động.

No8: Hình thức chung

Về hình thức, 2 loại văn bản này sẽ có sự khác nhau như sau:

  • Hợp đồng lao động: Loại hợp đồng này được thỏa thuận thông qua văn bản và lập thành 2 bản, mỗi bên cá nhân người lao động giữ 1 bản và người sử dụng lao động giữ 1 bản. Quy định được thể hiện tại Khoản 1, điều 16 tại Bộ Luật Lao động 2012.
  • Thỏa ước lao động tập thể được quy định về hình thức “Đối với thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp đuợc lập thành 5 bản” được quy định tại Khoản 2 Điều 83 Bộ luật Lao động 2012. “Đối với thoả ước lao động tập thể ngành đuợc lập thành 4 bản” được quy định tại Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Lao động 2012.
hop dong lao dong thoa uoc lao dong tap the khac gi 3
Hình thức chung của hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể không giống nhau và được quy định tại Bộ Luật lao động 2012

No9: Hiệu lực của hợp đồng

Về hiệu lực của hợp đồng sẽ được quy định như sau:

  • Hợp đồng lao động: “Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết”được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2012.
  • Thỏa ước lao động: “Ngày có hiệu lực đuợc ghi rõ trong thoả ước; trường hợp thoả ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết” được quy định cụ thể tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2012.
Xem thêm:  Chia sẻ 10 lĩnh vực HOT để khởi nghiệp

No10: Thời hạn của hợp đồng

Giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể sẽ khác nhau như sau:

  • Tùy theo loại hợp đồng mà có thời hạn khác nhau: Chẳng hạn hợp đồng xác định thời hạn sẽ được ký tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên, hết thời hạn sẽ được ký kết tiếp tục. Hợp đồng không xác định thời hạn thì tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên, khi nào không còn nhu cầu làm việc hay không có nhu cầu sử dụng, 2 bên sẽ tự thông báo để thay đổi và kết thúc…
  • Thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể sẽ được quy định về thời hạn tại điều 85 của Bộ Luật Lao động 2012 như sau: “Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.”

Xem thêm: Điều kiện tuyển lao động nước ngoài và thủ tục xin GPLĐ

No11: Thủ tục đăng ký

Về đăng ký thủ tục, 2 loại hợp đồng lao động và thỏa ước lao động sẽ khác nhau như sau:

  • Hợp đồng lao động: Loại hợp đồng lao động này không quy định, không cần đăng ký thủ tục với các cơ quan có thẩm quyền. Chỉ là sự thốn nhất giữa 2 bên và theo quy định của mỗi doanh nghiệp công ty, không có hợp đồng nào bắt buộc phải giống nhau.
  • Thỏa ước lao động: Theo điều 75 của Bộ Luật Lao động 2012, thủ tục đăng ký sẽ như sau:
hop dong lao dong thoa uoc lao dong tap the khac gi 4
Chỉ có thỏa ước lao động tập thể là phải đăng ký còn hợp đồng lao động không cần đăng ký

“Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
  2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể khác.”

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Hợp đồng lao động & thỏa ước lao động tập thể khác nhau như thế nào đã rõ qua những tiêu chí trên đây. Hy vọng qua những chia sẻ của TaxPlus trên đây, bạn sẽ biết phân biệt 2 loại văn bản này. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 19/12/2019 @ 17:51

Đánh giá bài viết post