Phân tích hệ thống CRM của Amazon đầy đủ và chi tiết nhất 2023

Hệ thống CRM của Amazon đã giúp thương hiệu này có nhiều thành công trong quản trị quan hệ khách hàng và quản lý bán hàng. Hãy cùng TaxPlus nghiên cứu hệ thống CRM của Amazon với các thông tin sau đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về Amazon

Hệ thống CRM của Amazon
Công ty Amazon

Amazon là một trong những nền tảng thương mại điện tử sở hữu nhiều người dùng nhiều nhất toàn cầu. Nền tảng thương mại điện tử này là nơi có số lượng giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa gần như đứng đầu thế giới.

Với tốc độ phát triển nhanh của Internet vào những năm của thập niên 90, một doanh nhân đã nhìn thấy được tiềm năng mua hàng trực tuyến của khách hàng. Doanh nhân đó chính là Jeffrey P. Bezos – Founder & CEO của Amazon.

Ý tưởng kinh doanh đầu tiên của Bezos là kinh doanh mặt hàng sách. Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiện lợi và nhanh nhất có thể. Tuy nhiên cho đến nay, Amazon đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng trên khắp nơi trên thế giới.

Amazon.com là trang web thương mại điện tử được xây dựng vào năm 1994 và được đặt theo tên dòng sông lớn nhất thế giới. Ý nghĩa đằng sau tên gọi này chính là sự hùng vĩ với quy mô lớn.

Ngoài ra, chữ cái A cũng là chữ cái xuất hiện đầu trong danh sách bảng chữ cái. Logo Amazon có mũi tên từ A -> Z cũng thể hiện Amazon có thể cung cấp sản phẩm cho bạn từ “A->Z” mà không cần lo lắng gì.

Amazon đã mở rộng thị trường ra không chỉ trong Hoa Kỳ mà còn chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Hiện nay, Amazon đã có mặt tại 6 thị trường lớn như: Anh, Canada, Nhật, Trung Quốc, Đức và Pháp. Với khoảng 17 triệu người tin tưởng tại 160 quốc gia, Amazon trở thành trang thương mại điện tử được hơn lớn mạnh.

Amazon cũng chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, từ những khách hàng tiềm năng cho tới những khách hàng lâu năm. Do đó, khách hàng tin tưởng lựa chọn Amazon là nơi mua sắm online.

Xem thêm:  Freelancer là gì? - TOP 5 Công Việc Freelance Hot Nhất và Có Thu Nhập Cao Nhất Hiện Nay

Đối với đối tượng là các nhà cung cấp và phân phối, Amazon cũng tập trung xây dựng chính sách quản lý để đảm bảo được quyền lợi kinh doanh trên nền tảng E-commerce mà Amazon xây dựng.

Cụ thể, mọi hoạt động bán hàng đều được theo dõi một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng khách hàng khi mua hàng trên Amazon đều được sở hữu những mặt hàng có chất lượng tốt và giá cả phải chăng.

Hiện nay, trên hệ thống của Amazon luôn cập nhật liên tục những hình thức kinh doanh mới. Các hình thức phổ biến có thể kể đến như:

  • Mô hình Dropshipping
  • Amazon FBA Private Label – dịch vụ gửi hàng đến kho Amazon lưu trữ
  • Tiếp thị liên kết Amazon Affiliate
  • Merch by Amazon – đăng bán thiết kế sản phẩm, Amazon hỗ trợ in ấn và ship hàng.

Cùng với đó, Amazon còn có nhiều động thái thúc đẩy kinh doanh cho người bán như: vận chuyển hàng hoá đến khách hàng mua trên hệ thống E-commerce khác, tăng lượt truy cập từ Amazon đến website của seller,…

CRM là gì?

CRM
CRM là gì?

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) là tập hợp đa dạng các hoạt động về Marketing – Bán hàng – Chăm sóc khách hàng. Sự phối hợp của những hoạt động này giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm mang lại lợi ích về doanh thu và thương hiệu.

CRM là phần mềm giúp doanh nghiệp lưu trữ và phân tích thông tin khách hàng. Bên cạnh đó, phần mềm CRM cũng giúp doanh nghiệp báo cáo thông tin và toàn bộ lịch sử tương tác, giao dịch và tiếp cận khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Điều này giúp năng suất và cải thiện doanh thu bán hàng hiệu quả.

Phần mềm CRM là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý quan hệ với khách hàng nhờ vào các hoạt động như lưu trữ data khách hàng một cách tập trung, ghi nhận tương tác, giao dịch với khách hàng, báo cáo & phân tích dữ liệu,…

 Xem thêm

Xem thêm:  Brand Image là gì? Cách Brand Image hình thành như thế nào?

Hệ thống CRM là gì?

crm amazon 2 scaled 1

Đối với khái niệm hệ thống CRM là gì, đây là hệ thống liên kết chặt chẽ giữa con người và công nghệ. Công nghệ ở đây có thể được kể đến nền tảng, phần mềm và những công cụ khác nhau. Việc tận dụng hệ thống CRM hiệu quả sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn dành cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống CRM cũng giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu lâu dài.

Khi xây dựng hệ thống CRM hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu của khách hàng với các thông tin quan trọng như: Họ và tên, điện thoại, email, tương tác trên trang web cũng như hành vi khách hàng,…

Ngoài ra, hệ thống CRM cũng hỗ trợ các nhà quản lý bán hàng. Hệ thống CRM lưu trữ các thông tin chi tiết hữu ích về khách hàng như số điện thoại, email, hành vi khách hàng,… Đồng thời, hệ thống CRM cũng tích hợp đa dạng những phương tiện truyền thông để trao đổi thông tin. Điều này giúp bộ phận sales và những bộ phận khác liên thông thông tin dễ dàng hơn.

Phân tích hệ thống CRM của Amazon chi tiết nhất

Phân tích hệ thống CRM của Amazon
Hệ thống CRM của Amazon

Để trở thành 1 trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất hiện nay, Amazon đã áp dụng và triển khai hệ thống CRM hiệu quả. Vậy hệ thống CRM của Amazon là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ở phần này nhé!

Hệ thống CRM của Amazon đưa ra các gợi ý cho khách hàng

Một điều thú vị khác khi nhắc tới hệ thống CRM của Amazon là tính năng đề xuất sản phẩm liên quan. Đối với bất kỳ ai sử dụng nền tảng thương mại điện tử này thường liên tục nhận được đề xuất sản phẩm dựa trên những mặt hàng mà khách hàng đã mua hoặc có thể quan tâm.

Dựa trên xu hướng tìm kiếm và lịch sử mua hàng của khách hàng thì Amazon sẽ đưa ra những gợi ý mua hàng khác nhau. Một điều trong hệ thống CRM của Amazon chính là thứ thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.

Amazon cũng là một trong số những nền tảng thương mại điện tử tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào triển khai những hoạt động kinh doanh. Điều này chứng minh rằng nếu bạn biết cách sử dụng hệ thống CRM, doanh nghiệp của bạn sẽ thẳng tiến tới thành công. Hệ thống này nên lấy khách hàng làm trung tâm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như để phát triển thương hiệu.

Xem thêm:  Chỉ số CAC và CLV là gì? So sánh CAC và CLV

Nhìn chung, hệ thống CRM của Amazon đã giúp doanh nghiệp này sở hữu được cơ sở dữ liệu phong phú của khách hàng và xử lý số lượng lớn dữ liệu khổng lồ mỗi ngày. Qua việc tối ưu hệ thống CRM cùng quy trình bán hàng, Amazon đã có thể lưu trữ được thông tin khách hàng đầy đủ và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Cụ thể hệ thống CRM của Amazon đã đem lại những hiệu quả như sau:

  • Bộ phận sale (bán hàng) đã rút ngắn vòng đời sản phẩm thành công. Amazon cũng nâng cao được định mức doanh thu trung bình theo từng nhân viên. Các nhà quản lý cũng đã theo dõi được giá trị trung bình của đơn hàng mà từng kinh viên kinh doanh đem về,
  • Thời gian chờ đợi của khách hàng cũng được rút ngắn lại với hệ thống CRM.
  • Bộ phận marketing có thể nâng cao được số lượng data đầu vào và ghi nhận phản hồi của khách hàng với các chiến dịch. Đồng thời, marketing cũng đánh giá được mức độ tiềm năng của khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi 1 cách hiệu quả.
  • Bộ phận Customer Service (Chăm sóc khách hàng) cũng có thể nâng cao được hiệu suất phục vụ khách hàng, theo dõi được hiệu suất của từng nhân viên. Đồng thời, hệ thống CRM của Amazon cũng giúp nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng nhờ giảm thời gian phản hồi và giải quyết vấn đề.

CRM Amazon áp dụng chương trình khuyến mãi phù hợp

Khi bạn muốn mua đồ tại Amazon, bạn sẽ phải thiết lập tài khoản cá nhân để bắt đầu hành trình mua sắm tại đây. Qua việc lập tài khoản cá nhân, Amazon sẽ theo dõi quá trình mua hàng của khách hàng, đồng thời nắm được lịch sử trình duyệt website của khách hàng.

Với những thông tin này, Amazon dễ dàng xây dựng được những chiến lược marketing và email hiệu quả với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể lưu trữ thông tin thanh toán chi tiết cùng thông tin cá nhân trong tài khoản riêng của mình.

Lời kết

Để đạt được thành công như hiện nay, Amazon đã triển khai hệ thống CRM hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này của Tax Plus Blog, quý độc giả đã hiểu hơn về hệ thống CRM của Amazon.

Đánh giá bài viết post