Goodwill là gì? Cách tính chuẩn nhất

Đối với thị trường hiện nay, tài chính, kinh tế hay tiền tệ vốn dĩ là lĩnh vực luôn được quan tâm. Có kinh tế thì xã hội mới phát triển và đời sống người dân mới được nâng cao. Với những nhà đầu tư, nếu chọn đúng hướng sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong con đường thành công. TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu về thuật ngữ Goodwill là gì? để nắm rõ hơn và hiểu về ý nghĩa của giá trị này.

Goodwill là gì?

Goodwill là gì
Giá trị Goodwill cũng được định nghĩa là lợi thế thương mại khi phát sinh trong việc sát nhập doanh nghiệp mang tính chất là mua lại

Goodwill (lợi thế thương mại) là khoản lợi nhuận do thương hiệu của một doanh nghiệp đem lại. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô hình nên không thể định giá một cách chính xác. Để xác định khoản lợi nhuận này thì chỉ có cách mua lại toàn bộ công ty đó. Goodwill trong tình huống này chỉ được ghi nhận trong trường hợp giá mua cao hơn tổng giá trị tài khoản vô hình và các khoản nợ.

Xem thêm: NDA là gì? 6 vấn đề chính trong các thỏa thuận NDA

Goodwill là gì trong kế toán? 

Goodwill là gì trong kế toán

Goodwill được hiểu là lợi thế thương mại. Hiểu đơn giản hơn thì Goodwill là khoản lợi nhuận do thương hiệu của 1 doanh nghiệp, công ty nào đó đem lại. Giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp nào đó không thể xác định được 1 cách chính xác. Vì thế nếu muốn có được khoản lợi nhuận này, bạn sẽ phải bỏ tiền để mua đứt luôn cả công ty đó.

Goodwill theo định nghĩa của kế toán

Theo kế toán, giá trị Goodwill cũng được định nghĩa là lợi thế thương mại khi phát sinh trong việc sáp nhập doanh nghiệp mang tính chất là mua lại. Goodwill được thể hiện qua 1 khoản giá trị mà bên mua thanh toán cho công ty đó nhằm thu lại được những lợi ích về kinh tế lâu dài hơn trong tương lai. Đồng nghĩa với việc Goodwill không phải là 1 giá trị tài sản cố định vô hình.

Cũng theo định nghĩa và cách hiểu của kế toán, tài sản cố định vô hình qua việc sáp nhập sẽ được hình thành. Hiểu đơn giản là công ty này mua lại công ty khác. Goodwill chính là phần chênh lệch mà doanh nghiệp nào đó đã bỏ ra để mua lại doanh nghiệp khác với giá trị tài sản đơn thuần tại thời điểm mua cho đến tương lai.

Goodwill là gì
Giá trị Goodwill cũng được định nghĩa là lợi thế thương mại khi phát sinh trong việc sát nhập doanh nghiệp mang tính chất là mua lại

Ví dụ về Goodwill

Bạn có thể hiểu hơn về Goodwill, chúng ta sẽ đi qua ví dụ về thuật ngữ này dưới đây:

  • Số tiền mà công ty A bỏ ra để mua lại công ty B là 100 triệu USD. Như thế nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản hiện có có doanh nghiệp B bị mua lại này sẽ là 50 triệu. Bao gồm các loại tài sản như nhà cửa, xe cộ, máy tính,.. hoặc có thể là giá trị của thương hiệu công ty B sau khi được định giá, tổng nợ của công ty B là 20 triệu USD.
  • Công ty B đó có giá trị tài sản đơn thuần là 40 triệu USD, công ty A sẽ bỏ ra khoản chi phí là 100 triệu USD để mua lại công ty B đó. Như vậy, khoản chênh lệch giữa giá trị đơn thuần 40 triệu với khoản giá trị mua lại của công ty A là 60 triệu USD. Người ta gọi 60 triệu USD đó là lợi thế thương mại.
Xem thêm:  Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty chuẩn pháp lý
Vi du chi tiet ve Goodwill
Ví dụ chi tiết về GoodWill

Các loại Goodwill

Các doanh nghiệp đánh giá lợi thế thương mại có thể chiếm các loại khác nhau, bao gồm:

  • Lợi thế kinh doanh: Điều này đề cập đến tất cả các tài sản vô hình mà một doanh nghiệp sở hữu. Một số tài sản này bao gồm danh tiếng thương hiệu, thị phần hoặc vị trí và cơ sở khách hàng.
  • Lợi thế thương mại vốn có: Điều này thể hiện giá trị của một doanh nghiệp cao hơn giá trị hợp lý của các tài sản ròng có thể xác định được của nó. Một công ty tạo ra thiện chí này trong nội bộ, chủ yếu dựa trên danh tiếng của nó, có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
  • Lợi thế thương mại quyền mua: Lợi thế thương mại được mua xảy ra khi các công ty mua công ty con với giá cao hơn giá trị hợp lý của tài sản ròng có thể xác định được. Điều này có nghĩa là công ty mẹ có thể phân bổ lợi thế thương mại như một tài sản trên bảng cân đối kế toán của mình, vì công ty này có được nó từ giao dịch mua.
  • Thiện chí hành nghề chuyên nghiệp: Thiện chí hành nghề chuyên nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp như văn phòng bác sĩ, công ty luật, công ty kế toán, v.v. Nó mô tả các yếu tố của một thực tiễn chẳng hạn như danh tiếng của nó với tư cách là một tổ chức, địa điểm và hoạt động cũng như thành tích của nó trong ngành.

Lợi thế thương mại có khác với tài sản vô hình không?

Mặc dù lợi thế thương mại về mặt kỹ thuật là một tài sản vô hình, nhưng nó được ghi nhận và xử lý theo những cách khác với các tài sản vô hình khác. Kế toán ghi nhận lợi thế thương mại trên dòng riêng của mình trên bảng cân đối kế toán, tách biệt với tài sản vô hình. Một lý do cho điều này là vì lợi thế thương mại chỉ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán khi một công ty mua một công ty khác, nhưng kế toán có thể ghi lại tài sản vô hình trên bảng cân đối kế toán cho bất kỳ công ty nào.

Lợi thế thương mại chỉ tồn tại trong doanh nghiệp mà nó phát sinh, điều đó có nghĩa là nó không phải là thứ để bán hoặc chuyển nhượng. Tuy nhiên, bạn có thể bán hoặc mua tài sản vô hình như tài sản trí tuệ hoặc công nghệ độc quyền mà không phải bán toàn bộ công ty hoặc doanh nghiệp. Lợi thế thương mại cũng có thể có thời gian sử dụng hữu ích không xác định, nghĩa là nó có thể vẫn hữu ích trong khoảng thời gian không xác định, trong khi một số tài sản vô hình giảm giá trị theo thời gian hoặc chỉ hữu ích đến một thời điểm nhất định.

Xem thêm:  Dịch vụ Quyết toán thuế TNCN đúng Luật tối ưu chi phí Thuế

Hạch toán lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ 

Trong trường hợp phân bổ lợi thế thương mại ở trong kỳ đầu tiên. Kế toán cần phải xác định lợi thế thương mại phải phân bổ ở trong kỳ. Cụ thể:

  • Nợ về chi phí quản lý cho doanh nghiệp có nghĩa là lợi thế thương mại được phân bổ trong kỳ
  • Có lợi thế thương mại sẽ được phát sinh ở trong kỳ

Ở trong trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ 2 trở đi kế toán phải phản ánh được số phân bổ trong kỳ này. Số lũy kế đã được phân bổ từ ngày mua cho đến ngày đầu kỳ báo cáo sẽ được ghi nhận như sau:

  • Nợ lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước. Số lợi thế thương mại đã được phân bổ ở lũy kế đến cuối kỳ trước
  • Nợ về chi phí quản lý doanh nghiệp, số lợi thế thương mại sẽ phân bổ ở trong kỳ báo cáo 
  • Có lợi thế trong thương mại, lợi thế thương mại đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ báo cáo 

Khi đã được phân bổ hết về lợi thế thương mại, bút toán sẽ được điều chỉnh như sau:

  • Nợ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
  • Có lợi thế thương mại.
Hach toan loi the thuong mai phan bo trong ky
Hạch toán lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ 

Ý nghĩa về lợi thế thương mại đối với doanh nghiệp

Qua ví dụ mà chúng tôi chia sẻ và khái niệm của lợi thế thương mại Goodwill trong kế toán, ý nghĩa mà lợi thế thương mại này đem lại chính là:

  • Giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với thực tế và giá trị thuần tại thời điểm mà doanh nghiệp đó bán lại cho doanh nghiệp khác.
  • Đem lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp về lượng tiền bán được, bù đắp với thiệt hại mà công ty hay doanh nghiệp đó trên đà xuống dốc và bị mua lại bởi doanh nghiệp khác.
good will là gì
Lợi thế thương mại giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với thực tế và giá trị thuần tại thời điểm mà doanh nghiệp đó bán lại cho doanh nghiệp khác

Vậy tính lợi thế thương mại như thế nào?

Để tính lợi thế thương mại bạn có thể tính từ khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại sau khi đã bán cho công ty khác. Công thức để tính lợi thế thương mại sẽ như sau:

LTTM = giá phí hợp nhất kinh doanh – (%sở hữu) x giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý.

Công thức này có thể xác định tương đối được giá trị về lợi thế thương mại. Bạn có thể áp dụng để nắm rõ hơn.

Vậy định giá lợi thế thương mại như thế nào?

Thường thì lợi thế thương mại Goodwill rất khó để định giá. Tuy nhiên, giá trị này lại đóng góp không nhỏ vào giá trị hình thành công ty.

Ví dụ về phương pháp định lượng goodwill, Cty Coca – Cola đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, sản phẩm của công ty này cũng cực kỳ phổ biến dựa theo 1 công thức bí mật. Người tiêu dùng gần như trên toàn thế giới đã biết đến sản phẩm của công ty này. Giá trị thương mại của công ty Coca – Cola tính đến thời điểm này là vô cùng lớn và không thể xác định được nó lớn ở mức nào.

Hoặc bạn có thể tham khảo 1 ví dụ khác về một đối thủ cạnh trạnh, công ty soda nhỏ nào đó chỉ có thâm niên trong 5 năm, cơ sở khách hàng nhỏ, chuyên về soda và có hương vị bất thường, gần đây lại phải đối mặt với những “phốt” nào đó về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá trị thương mại của công ty này khi đó sẽ bị giảm đi, thậm chí còn âm.

Xem thêm:  Cách tính thuế và các loại thuế hộ kinh doanh cá thể PHẢI NỘP
goodwill la gi trong ke toan 4
Công thức tính lợi thế thương mại

Vậy lợi thế thương mại xuất hiện khi nào?

Lợi thế về thương mại sẽ xuất hiện khi một người hay một công ty, tổ chức khác thâu tóm và mua lại công ty khác với giá trị thấp hơn so với giá trị trường. Điều này thường sẽ xảy ra khi một công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thực hiện thương lượng cho 1 mức giá hợp lý khi mua lại công ty khác. Nếu là lợi thế thương mại âm thì sẽ được ghi lại trên bảng cân đối của người thâu tóm lại công ty khác.

Các thành phần tạo nên lợi thế thương mại là những thành phần có giá trị chủ quan nên cũng có những rủi ro đáng kể. Có thể sẽ được định giá cao hoặc thấp tùy theo công ty mua lại.

Nếu như lợi thế thương mại được định giá cao thì đó chắc chắn sẽ là tin xấu dành cho các cổ đông của công ty mua lại vì họ sẽ nhìn thấy giá trị cổ phiếu của họ bị giảm xuống khi công ty sau đó sẽ phải giảm giá trị lợi thế thương mại. Thực tế của điều này đã xảy ra đối với vụ sát nhập AOL – Time vào năm 2001.

Lợi thế thương mại trở thành gánh nặng hay lợi thế của doanh nghiệp?

maxresdefault 6

Theo lẽ thông thường, khi một công ty nào đó bỏ ra số tiền để mua lại doanh nghiệp khác thường sẽ chi ra một khoản chi phí cao hơn so với giá trị sổ sách. Họ coi đó là một mức chi phí đầu tư để mua lại tiềm năng, lợi thế của công ty đó và hy vọng vào những định hướng chiến lược trong tương lai sẽ đem lại lợi ích cao hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ phải ghi nhận khoản lợi thế thương mại lớn và kéo theo đó là sự áp lực đối với chỉ tiêu lợi nhuận sau khi mua lại công ty đó.

Goodwill vừa là lợi thế vừa là gánh nặng cho doanh nghiệp

Như đã nói bên trên, tuy có được lợi thế thương mại nhưng kỳ vọng vào việc lợi nhuận đem đến trong tương lai lại gây ra một áp lực cho doanh nghiệp mua lại. Vì thế đối với các doanh nghiệp, Goodwill vừa được xem là lợi thế nhưng đồng thời cũng là gánh nặng cho các doanh nghiệp.

Trong trường hợp nếu công ty trước đã mua lại công ty đó nhưng không tạo ra được lợi nhuận và bù đắp cho khoản lợi thế thương mại khấu hao cho từng kỳ thì công ty đó sẽ phải thực hiện hạch toán vào chi phí.

Thêm vào đó nếu chưa kể tới định kỳ, khi công ty mẹ đánh giá về tổn thất của lợi thế thương mại đối với công ty con và đưa được ra những bằng chứng cho thấy lợi thế thương mại bị tổn thất thì phải thực hiện phân bổ theo những gì mà lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ đó phát sinh ra.

goodwill la gi trong ke toan 5
Goodwill vừa là lợi thế vừa là gánh nặng cho doanh nghiệp

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Trên đây chính là những chia sẻ để bạn nắm rõ hơn về Goodwill trong kế toán là gì? Chúng tôi hy vọng qua những chia sẻ đó bạn sẽ hiểu được rõ về lợi thế thương mại Goodwill. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ văn phòng ảo hay cho thuê văn phòng trọn gói thì hãy liên hệ ngay với taxplus. Nếu cần tư vấn hay còn thắc mắc gì về Goodwill, bạn có thể liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau đây:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 21/11/2019 @ 21:05

4.5/5 - (2 bình chọn)