Kinh doanh ngành F&B thời đại 4.0 – Đâu là chiến lược giúp bạn bứt...

Trong những năm gần đây, ngành F&B đã trở thành xu hướng khởi nghiệp khá nổi bật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ F&B viết tắt của từ gì? Đây là ngành gì? Làm thế nào để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này? Vậy hãy cùng TaxPlus tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

F&B là gì?

F&B
F&B là gì?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu F&B viết tắt của từ gì? Đó chính là cụm từ Food and Beverage Service trong tiếng Anh. Đây là ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này sẽ cung cấp thức ăn, đồ uống cho khách hàng. Thuật ngữ trên được sử dụng đối với:

  • Những doanh nghiệp kinh doanh độc lập như: nhà hàng, quán cafe, quán bar,…
  • Hay còn sử dụng để chỉ một bộ trong các khách sạn. Bộ phận Food and Beverage trong khách sạn có chức năng đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng lưu trú tại đây. Ngoài ra, tại một số khách sạn lớn, bộ phận này còn tổ chức tiệc, hội họp,… theo yêu cầu.

Có rất nhiều người còn nhầm lẫn khái niệm ngành Food and Beverage Service và ngành dịch vụ. Thực chất, ngành dịch vụ gồm 3 nhóm nhỏ là: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.

F&B service là ngành dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ăn uống. Do đó, Food and Beverage Service là một nhánh nhỏ của ngành dịch vụ.

Vai trò của Food and Beverage Service

fb 1

Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu ăn uống của khách hàng

Vai trò đầu tiên của Food and Beverage Service chính là cung cấp thức ăn, đồ uống theo đúng yêu cầu của khách hàng. Trong tháp nhu cầu của Maslow, cấp bậc đầu tiên là các nhu cầu cơ bản (ăn uống, ngủ nghỉ,…). Do đó, bất kể người già hay trẻ, nam hay nữ, giàu hay nghèo,… đều cần được ăn uống đầy đủ.

Nếu đi tiếp các cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu của Maslow, bạn sẽ thấy con người có các nhu cầu như: đảm bảo an toàn, nhu cầu thể hiện tình cảm, nhu cầu được kính trọng và cuối cùng là thể hiện bản thân.

Theo sát từng mức nhu cầu của khách hàng, qua thời gian, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển. Không chỉ cung cấp thức ăn ở mức cơ bản, giờ đây, Food and Beverage Service có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách. Đó có thể là nguyên liệu sạch để đảm bảo an toàn, là dịch vụ tổ chức sự kiện đi kèm, hay phong cách phục vụ giúp khách hàng thoải mái nhất,…

Tăng trưởng doanh thu

Một điều không thể phủ nhận đó là F&B service mang lại một lại khoản doanh thu khá lớn. Theo nghiên cứu thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống Việt Nam năm 2021, trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam sẽ dành 20% ngân sách hàng tháng để chi tiêu cho việc ăn uống. Bên cạnh đó, các nhu cầu khác như: tổ chức tiệc cưới, sinh nhật, hội thảo, du lịch,… cũng góp phần gia tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh.

Xem thêm:  Chính sách bán hàng là gì? Cách xây dựng chính sách bán hàng phổ biến

Công cụ Marketing tuyệt vời

Đặc biệt, Food and Beverage Service cũng tự mình trở thành một công cụ Marketing 0 đồng tuyệt vời. Nếu đồ ăn, đồ uống của bạn ngon, độc đáo đi cùng với các dịch vụ đi kèm chất lượng thì tự khắc khách hàng sẽ truyền tai nhau. Như vậy bạn không hề mất chi phí quảng cáo mà còn nhận lại hiệu quả rất tốt.

Bên cạnh đó, với xu hướng sử dụng mạng xã hội như hiện nay, F&B marketing 0 đồng còn có thể phát huy mạnh mẽ hơn. Việc khách hàng quay video, chụp ảnh/ viết review tốt về đồ ăn của bạn và chia sẻ lên mạng xã hội cũng giúp tăng thêm khách hàng.

Tăng nhận diện thương hiệu

Đặc biệt, trong các khách sạn, bộ phận F&B đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Chỉ với những tiêu chí như: đồ ăn ngon, giá cả hợp lý, không gian đẹp, phục vụ chuyên nghiệp,… chắc chắn bạn đã ghi điểm với khách hàng rồi! Và việc không ngừng duy trì, phát triển dịch vụ, sản phẩm của mình sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng.

Nhân viên F&B là gì? Họ làm gì?

fb 2

Nếu người muốn kinh doanh hay làm trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống, bạn sẽ cần nắm được các thông tin như “Có những vị trí công việc trong ngành F&B nào?” và “Công việc của nhân viên F&B bao gồm những gì?”. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng được một bộ máy nhân sự đầy đủ, chất lượng.

Những vị trí công việc trong ngành F&B

Nhân viên F&B là gì? F&B tuyển dụng những vị trí nào? Nhân viên Food and Beverage là những người làm trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Họ có thể là nhân viên phục vụ bàn, nhân viên đặt bàn, hay các nhà quản lý cấp cao. Tuy nhiên, tất cả đều chung một mục đích đó là đem tới trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất cho khách hàng. Những vị trí công việc trong ngành F&B phổ biến đó là:

  • Quản lý cấp cao: giám đốc bộ phận Food and Beverage Service , giám đốc/quản lý nhà hàng.
  • Quản lý cấp trung: trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm nhân viên đặt bàn, nhóm phó.
  • Nhân viên: bồi bàn, nhân viên pha chế, lễ tân, đầu bếp.

Hiện nay, lĩnh vực F&B tuyển dụng đã mở rộng thêm nhân sự ở mảng Marketing. Vị trí công việc này sẽ giúp việc truyền thông thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả, bắt kịp xu hướng.

Công việc của nhân viên F&B bao gồm những gì?

Tùy vào mỗi vị trí, các nhân viên của bộ phận Food and Beverage Service sẽ có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Công việc của nhân viên F&B bao gồm những gì?”, từ đó hiểu hơn về ngành dịch vụ này.

Chức vụ Nhiệm vụ
Giám đốc bộ phận Food and Beverage Service Là người quản lý, chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của bộ phận Food and Beverage Service ví dụ: chất lượng dịch vụ, chính sách, doanh thu,…
Giám đốc/quản lý nhà hàng Trực tiếp quản lý tại cơ sở làm việc, đưa ra các tiêu chuẩn, chịu trách nhiệm về: lịch làm việc, văn hóa phục vụ, tuyển dụng, quyền lợi nhân viên,…
Trưởng nhóm phục vụ Đào tạo, chỉ dẫn công việc chi tiết cho các nhân viên phục vụ.
Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn Chịu trách nhiệm, giám sát công việc của các nhân viên đặt bàn (tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng).
Nhóm phó Hỗ trợ trực tiếp cho các trưởng nhóm.
Bồi bàn Đây là người phục vụ khách hàng nhiều nhất: phục vụ đồ ăn, đồ uống, tiếp nhận và xử lý các tình huống phát sinh của khách hàng,…
Nhân viên pha chế Có khả năng, kỹ năng về việc pha chế và tư vấn đồ uống
Lễ tân Là người trực và thực hiện, chịu trách nhiệm mọi công việc ở khu vực sảnh nhà hàng, khách sạn.
Xem thêm:  Customer Service là gì? 7 cách làm dịch vụ khách hàng hiệu quả nhất

Xem thêm:

Đặc điểm ngành F&B tại Việt Nam

fb 3

Như đã đề cập ở trên, trong năm 2021 các hộ gia đình Việt Nam dành 20% ngân sách chi tiêu một tháng dành cho việc ăn uống. Con số này được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới. Theo đó, nghiên cứu ngành F&B tại Việt Nam cũng chỉ ra một đặc điểm chính về hành vi người tiêu dùng với lĩnh vực này như sau:

– Người Việt Nam đang dần có xu hướng chi tiền cho các đồ ăn ngoài hàng từ: nhà hàng sang trọng, quán ăn bình dân, quán ăn đường phố,…

– Phần lớn người dân lựa chọn loại hình nhà hàng và phục vụ nhanh (chiếm 72% tổng doanh thu thực phẩm). 28% còn lại là các hình thức: cửa hàng tiện lợi, quán ăn đường phố, khách sạn,…

– Nhóm đối tượng thường đi ăn ngoài: nam giới trong độ tuổi 15 – 43. Còn nhóm đối tượng phụ nữ sẽ có xu hướng tiết kiệm và ăn tại nhà nhiều hơn.

– Phần lớn khách hàng còn chưa đặt yếu tố an toàn thực phẩm lên quá cao. Chỉ có khoảng 5% thực khách thích các địa điểm ăn uống tốt cho sức khỏe.

– Khi đi ăn ngoài, các sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất đó là: chất đạm (thịt, hải sản, trứng,…), sau đó tới cơm, phở, bánh mì,… Về đồ uống, người Việt có xu hướng thích: cà phê, trà sữa, nước trái cây, bia.

– Đặc biệt trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, hành vi tiêu dùng của khách hàng đã có sự dịch chuyển nhiều hơn sang hình thức mua hàng trực tuyến. Có thể nói đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những nhà kinh doanh ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở thời điểm hiện tại.

Chiến lược F&B Marketing thời đại 4.0

fb 4

Để kinh doanh ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống thực sự hiệu quả ở thời điểm hiện tại, bạn cần đẩy mạnh và đón đầu các xu hướng F&B Marketing. Dưới đây Tax Plus sẽ gợi ý cho bạn một vài giải pháp nên áp dụng nhé.

Nghiên cứu – Học hỏi

Đây là bước đầu tiên và quan trọng mà bạn luôn phải duy trì, cập nhật trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Vậy nghiên cứu cái gì, học hỏi ở ai?

Thứ nhất, hãy nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng. Bước này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng của mình là ai, họ có nhu cầu gì, thị trường đang có xu hướng ra sao,… Từ đây, bạn sẽ có hình dung về khách hàng, sản phẩm của mình.

Xem thêm:  Dự báo bán hàng là gì? Các phương pháp dự báo bán hàng phổ biến

Thứ hai, nghiên cứu đối thủ trực tiếp. Bạn hãy trả lời các câu hỏi:

  • Đối thủ đang bán sản phẩm gì?
  • Sản phẩm của mình có ưu điểm gì vượt trội đối thủ?
  • Đối thủ đang làm gì để bán được sản phẩm? Họ làm tốt ở đâu, chưa tốt điểm nào?
  • Vậy mình rút kinh nghiệm, học hỏi được gì từ đối thủ?

Từ đó, bạn sẽ biết mình cần làm gì để tạo ra USP cho sản phẩm, dịch vụ cũng như triển khai kinh doanh ra sao để cạnh tranh được với họ. Điều quan trọng đó là quá trình nghiên cứu, học hỏi này cần được diễn ra thường xuyên, liên tục. Như vậy, bạn mới có thể cập nhật và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Truyền thông đa kênh

Hiện nay, Internet và các mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Không những vậy, sức mạnh lan tỏa tin tức trên các công cụ này còn rất lớn. Do đó, hãy truyền thông đa kênh từ offline tới online:

  • Quảng cáo offline: banner, standee, truyền thông ngoài trời,…
  • Quảng cáo online: website, các kênh social (Facebook, Instagram, Tiktok,…),…

Đặc biệt, bạn nên đẩy mạnh quảng cáo online để phù hợp với hành vi khách hàng và đạt hiệu quả tốt.

Hệ thống hóa quản lý bằng công nghệ

Và có lẽ chìa khóa thành công trong việc F&B Marketing trong thời đại 4.0 chính là áp dụng công nghệ, hệ thống hóa quản lý. Thay vì sử dụng giấy bút ghi chép tay để note lại yêu cầu đặt món, thanh toán bằng tiền mặt,… bạn hoàn toàn có thể sử dụng duy nhất một hệ thống quản lý bán hàng với nhiều tiện ích như:

  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý nguyên vật liệu
  • Quản lý khuyến mại/thẻ quà tặng
  • Tích hợp phương thức thanh toán hiện đại

Ngoài ra, việc xây dựng nền tảng đặt đồ ăn online độc quyền cho doanh nghiệp không thông qua các app trung gian như Baemin, Shopee Food,… cũng là một xu hướng mới, phù hợp với hành vi mua hàng online của khách hàng. Hình thức này cũng giúp doanh nghiệp bạn ghi dấu thương hiệu dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Lời kết

Qua bài viết trên của Tax Plus Blog, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những thông tin về Food and Beverage Service cùng xu hướng kinh doanh ngành dịch vụ này trong thời đại 4.0. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công các phương pháp trên và đạt hiệu quả tốt nhất!

FAQ

F&B viết tắt của từ gì?

F&B là Food and Beverage Service – ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này chính là kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Ngoài ra, Food and Beverage Service còn là tên của một bộ phận trong khách sạn, có chức năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng lưu trú tại khách sạn.

Xu hướng ngành Food and Beverage Service tại Việt Nam năm 2021 như thế nào?

Nhìn chung, người dân Việt Nam đang có xu hướng gia tăng việc ăn uống ngoài với đủ các hình thức quán ăn: sang trọng, bình dân, đường phố. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng mới chỉ dừng ở mức lựa chọn địa điểm ăn uống phù hợp với sở thích, chưa quan tâm nhiều tới vấn đề sức khỏe.

Đặc biệt, giai đoạn dịch bệnh Covid-19, hành vi người mua hàng đã có sự dịch chuyển từ mua đồ/ăn trực tiếp tại ngoài hàng sang đặt đồ ăn online. Đây là đặc điểm mà các nhà kinh doanh Food and Beverage Service cần lưu ý để có hướng phát triển phù hợp.

Làm thế nào để đạt hiệu quả Marketing trong ngành Food and Beverage?

Để Marketing ngành Food and Beverage hiệu quả, bạn nên kết hợp đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên nhiều kênh, đặc biệt kênh online. Cùng với đó, hãy áp dụng công nghệ vào trong kinh doanh, hệ thống hóa quản lý, tăng 30% doanh thu, tiết kiệm 50% thời gian quản lý.

Đánh giá bài viết post