ETC là gì? Định nghĩa, ví dụ về ETC

ETC là gì? Thực tế cho thấy ETC có rất nhiều nghĩa, quan trọng là bạn đang dùng từ ETC trong trường hợp cụ thể nào. Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu thêm về những điều thú vị về ETC.

Etc là gì
Etc là gì?

ETC trong tiếng Anh

ETC là viết tắt của cụm từ Et Cetera trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là vân vân hay những thứ khác tương tự. Khi dịch ETC theo nghĩa đen từ tiếng Latin thì ETC có nghĩa là , Cetera có nghĩa là phần còn lại. Chính vì vậy, ETC cũng được hiểu là và phần còn lại.

ETC trong tiếng anh là gì
ETC có nguồn gốc từ tiếng Latin, có thể đồng nghĩa với so on, more trong tiếng Anh.

Ví dụ: My sister bought a lot of foods from supermarket such as rice, eggs, milk, vegetables, fish, etc. Tạm dịch: chị gái tôi đã mua rất nhiều thứ từ siêu thị như: gạo, trứng, sữa, rau, cá và còn nhiều thực phẩm khác nữa.

ETC là gì trong ngành xuất nhập khẩu?

ETC là gì trong ngành xuất nhập khẩu

Nếu đang làm trong lĩnh vực Logistic thì có lẽ bạn sẽ không xa lạ với thuật ngữ ETC. ETC là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Tax Plus sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.

Trong xuất nhập khẩu, ETC viết tắt từ Estimated Time of Completion được hiểu là thời gian dự kiến hoàn thành. Trong xuất nhập khẩu, hàng hải, bốc dỡ hàng hóa thì khái niệm ETC rất được quan tâm. Bởi đấy sẽ cho các bên biết thời gian dự kiến hoàn thành khối công việc nào đó là bao lâu. Từ đó mọi người có thể lên lịch cho những việc kế tiếp đó.

Vai trò của ETC là gì trong xuất nhập khẩu?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETC là viết tắt của từ Estimated Time of Completion được hiểu theo nghĩa là Thời gian dự kiến hoàn thành. Theo đó chuyên ngành Logistic, việc quản lý thời gian bốc dỡ hàng hoá, xuất hàng, nhập hàng, nhập dữ liệu tồn kho, vận chuyển đến kênh phân phối…là bài toán đối của các nhà quản trị xuất nhập khẩu

Vì vậy ETC được đặt ra để những người liên quan có thể theo dõi được các đơn hàng. Hay chuỗi sản phẩm dễ dàng cho việc đo lường khối công việc sẽ được hoàn thành khi nào. Từ đó đưa ra những phương án tối đa hoá, tránh trùng lặp công việc. Mỗi công việc sẽ có thời gian hoàn thành dự kiến khác nhau, để tiện lợi cho việc theo dõi ETC trong xuất nhập khẩu cùng được phân chia thành nhiều loại:

Xem thêm:  Team building là gì? Các Games Team Building gắn kết nhân viên hiệu quả

Trong mua sắm

ETC chính là thời gian để người bán chuẩn bị sản phẩm hoàn thiện mang đến cho người mua. Nhờ đó mà khách hàng sẽ biết chính xác khi nào mình có được món hàng bạn mong muốn

Trong việc quản lý bán hàng và thương mại

Trường hợp này, việc buôn bán chủ yếu phụ thuộc vào thời gian đặt hàng, giao hàng,. Bên cung cấp dịch vụ sẽ thông báo cho người dùng dịch vụ khoảng thời gian giao hàng cần thiết. Chủ yếu phụ thuộc vào khoảng cách địa lý mà giao động từ 1 đến 5 ngày.

Trong sản xuất hàng hóa

Đối với sản xuất, ETC là dữ liệu quan trọng và sát với thực tế nhất. Căn cứ vào ETC, các nhà quản trị tính toán ra được thời gian diễn ra các hoạt động ra mắt sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đánh giá khách quan thị trường tại thời điểm đó. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý

 Trong khâu hậu cần và phân phối

Có thể nói, trong Logistic đây là vấn đề được quan tâm nhất. Thời gian được dự kiến hoàn thành sản phẩm giúp các chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn. Nhà sản xuất sẽ biết được trong bao lâu để vận chuyển và phân phối đến tay người tiêu dùng, các đại lý. ETC giúp so sánh các khối lượng công việc và quãng đường đi để chọn ra phương án tối ưu nhất.

Tầm quan trọng của ETC trong xuất nhập khẩu

Xác định thời gian dự kiến hoàn thành tuy nghe có vẻ là một chi tiết nhỏ trong xuất nhập khẩu nhưng thực tế, chưa chắc nhỏ mà lại không có tính quan trọng trong một vấn đề nào đó. Với xuất nhập khẩu hiện nay, được xem là một chuỗi cung ứng gồm nhiều công việc khác nhau. Do đó việc xác định thời gian dự kiến hoàn thành của chuỗi cung ứng ấy chính là sự cộng hưởng từ thời gian dự kiến hoàn thành của các quá trình bên trong chuỗi công việc đó.

Nếu xác định được thời gian dự kiến hoàn thành chính xác thì việc sắp xếp, lên kế hoạch các công việc tiếp theo sẽ trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Thông qua đó, các nhà quản lý có thể có được những dự kiến công việc tiếp theo một cách chuẩn chỉnh và phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, nếu xác định được thời gian dự kiến hoàn thành đúng thì sẽ giúp tăng niềm tin của khách hàng vào dịch vụ cũng như uy tín của mình được tăng lên rất nhiều. Không có gì được đảm bảo hơn việc mang lại chất lượng cũng như sự uy tín cho người sử dụng dịch vụ ở mỗi công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là với các đối tác cũng vậy. Việc giữ đúng hẹn sẽ khiến cả hai bên đạt được những thỏa thuận dễ dàng hơn, tăng được niềm tin và có thể đảm bảo được một mối quan hệ hợp bền đẹp và tác lâu dài trong tương lai.

Xem thêm:  HRIS là gì? Top 15 hệ thống HRIS hàng đầu trên thị trường 2022

ETC trong ngành dược là gì?

Trình dược ETC là gì? Theo nghĩa chuyên môn của ngành dược, trình dược viên ETC nghĩa là từ viết tắt của Ethical drugs, prescription drugs. Là ngành nghề giới thiệu đến người bệnh những loại thuốc được kê theo toa, có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.

Môi trường làm việc của trình dược viên ETC là gì? Chủ yếu là ở bệnh viện, các phòng khám hoặc trung tâm y tế. Vậy OTC và ETC có gì khác nhau? Đối lập với ETC là OTC (Over the counter). Là những người giới thiệu một số thuốc, thực phẩm chức năng không cần toa, không cần đến kiến nghị của bác sĩ. Thường giới thiệu trong các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho khách hàng.

Vì môi trường và tính chất công việc nên đòi hỏi trình dược viên ETC sẽ có trình độ chuyên môn về ngành y cao hơn nhiều so với OTC.

ETC – tên của loại đồng tiền ảo

ETC trong tài chính ngân hàng là Ethereum Classic
ETC là đồng tiền ảo trong tài chính ngân hàng

ETC là đồng gì? Là đồng tiền ảo nếu chúng ta nói về vấn đề tài chính. ETC trong tài chính ngân hàng là viết tắt của cụm từ Ethereum Classic. Được hiểu là đồng tiền ảo. Giá trị của đồng tiền này thường xuyên biến động, có thể lên hoặc xuống thất thường, và chúng thay đổi theo từng giờ, từng phút. Với những đặc điểm này, đồng ETC là loại tiền ảo được nhiều nhà đầu tư thích “lướt sóng”.

Mức độ nguy hiểm của đồng tiền ETC chủ yếu là 2 Blockchain cùng tồn tại. Ví điều này sẽ khiến người dùng dễ bị nhầm lẫn, tạo cơ hội cho các cuộc tấn công của người thứ 3.

VETC là gì?

VETC là gì

VETC làm cụm từ viết tắt cho làn thu phí tự động. ETC là công nghệ hiện đại được áp dụng ở nhiều khu vực trên thế giới với mục đích tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí, giúp vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

Làn thu phí không dừng VETC là gì?

Làn thu phí không dừng ETC là cụm từ viết tắt của Electronic Toll Collection chính là việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thu phí trên các trục đường quốc lộ cao tốc. Làn thu phí không dừng giúp giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí in vé, chi phí nhân sự và hạn chế tối đa thất thoát.

Xem thêm:  Văn phòng điện tử là gì? Lợi ích của văn phòng điện tử cho Doanh nghiệp

Tại Việt Nam, làn thu phí không dừng được gọi là VETC. Một số lưu ý khi di chuyển qua làn VETC đó là:

  • Giữ vận tốc dưới 30km/h
  • Giữ khoảng cách giữa 2 xe tối thiểu là 15m,
  • Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và thanh chắn barie
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm.

Nguyên tắc hoạt động của làn thu phí tự động không dừng

Xe và chủ xe đang lưu thông sẽ có một mã chip riêng. Các đầu đọc mã sẽ tiến hành đọc mã và truyền thông tin về PC/PLC khi xe đi qua trạm thu phí. Tiếp theo, dựa vào mã số có sẵn thì tiến hành đối chiếu thông tin và tiến hành kiểm tra tài khoản của chủ xe.

Nếu thông tin nhận được hợp lệ, thi chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ tiền cũng như nhắn vào số điện thoại đăng ký của chủ phương tiện để kiểm soát. Nhờ công nghệ mà chủ phương tiện đã bỏ qua được khâu mua vé và soát vé.

Lợi ích mà VETC mang lại

VETC mang lại nhiều lợi ích đến cho Việt Nam. Theo ước tính hệ thống VETC giúp tiết kiệm ít nhất 3400 tỷ đồng/năm bởi hạn chế được các chi phí in vé, chi phí nhân sự và hơn cả là thất thoát vé. Bên cạnh đó, VETC còn giảm ùn tắc trên các trục đường quốc lộ, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tối đa thời gian.

Cách thức nộp tiền vào thẻ VETC

Có đa dạng hình thức nộp tiền vào thẻ VETC:

  • Quầy giao dịch khách hàng
  • Trung tâm Đăng kiểm
  • Hệ thống cửa hàng giao dịch Viettel
  • Điểm dịch vụ và các đại lý ủy quyền của VETC
  • Các kênh online của tất cả các ngân hàng trên toàn quốc và ứng dụng di động của VETC (app VETC).
  • Sử dụng các ứng dụng: ví MOMO, ViettelPay, Vimo, Zalopay,…

Cách tự dán thẻ thu phí tự động VETC tại nhà

Đăng ký VETC
Đăng ký VETC

Hiện tại chỉ có dịch vụ thẻ VETC là cho đăng ký dán tại nhà. Bạn có thể đăng ký trên website của VETC.

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://danthetainha.vetc.com.vn

Bước 2: Nhập thông tin cần thiết vào “Đăng Ký Ngay”, lưu ý nhớ ghi địa chỉ chính xác

Bước 3: Xác nhận lại mã OTP gửi qua Tin nhắn

Bước 4: Đăng ký thành công và chờ thẻ gửi về nhà

Trong lúc chờ đợi thẻ gửi về nhà, bạn có thể tải ứng dụng VETC để tạo tài khoản và nạp tiền để sẵn sàng cho việc đi lại.

Tải ứng dụng VETC Customer cho iOS và Android:

iOS:

Android:

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Nhìn chung, bạn có thể sử dụng từ ETC trong nhiều tình huống. Nhưng mỗi tình huống sẽ có ý nghĩa riêng và chúng được hiểu theo ý mà khi bạn đặt đúng cụm từ ETC vào vị trí chúng cần xuất hiện. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin mình cung cấp trước khi viết ra cụm từ ETC để chúng mang ý nghĩa chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin về ETC là gì? Hy vọng Tax Plus giúp bạn hiểu và có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết.

Đánh giá bài viết post