EBITDA là gì? Hiểu chi tiết về EBITDA

Đối với doanh nghiệp, chỉ số EBITDA chính là một chỉ số quan trọng cần xét đến. Vậy bạn có biết EBITDA là gì và cách tính EBITDA như thế nào không? Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu trong nội dung bài chia sẻ này nhé!

Chỉ số EBITDA là gì?

EBITDA là viết tắt của các cụm từ “Earning before interest, taxes, depreciation and amortization” trong tiếng Anh. Dịch ra nghĩa tiếng Việt, EBITDA có nghĩa là thu nhập trước thuế, lãi vay & khấu hao. Hay gọi chung là lợi nhuận của doanh nghiệp.

EBITDA là gì
EBITDA có nghĩa là lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao

Vậy ý nghĩa của EBITDA là gì

Bạn có biết thu nhập ròng (Net Earning) của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

ý nghĩa của EBITDA là gì

Thu nhập ròng = Doanh thu – Chi phí hàng bán – Chi phí hoạt động – Lãi vay – Thuế

  • Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cấu trúc lợi nợ – vốn, khấu hao tài sản và chính sách thuế sẽ có số lãi vay, thuế và khấu hao khác nhau. Tuy nhiên ở góc độ đầu tư, EBITDA sẽ được dùng để đánh giá về lợi nhuận của 1 doanh nghiệp ra sao và bỏ qua 3 yếu tố nợ, lãi vay, khấu hao để nhằm so sánh rõ ràng và dễ hiểu hơn.
  • EBITDA được dùng để phân tích, so sánh mức lãi giữa các công ty với nhau cùng 1 ngành, lĩnh vực. Chỉ số này giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, loại bỏ được những yếu tố về kế toán hay tài chính gây ra khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
  • EBITDA được dùng đối với các ngành có giá trị tài sản lớn và cần chiết khấu trong 1 thời gian dài, nhất là với lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Chỉ số EBITDA sẽ giúp bức tranh tài chính của doanh nghiệp trở nên đẹp hơn, sáng sủa hơn để hồ sơ công ty trở nên hoàn hảo, dễ phát triển và thuyết phục các nhà đầu tư. Chỉ số này đánh lạc hướng của họ khỏi tỷ lệ nợ hay những chi phí hoạt động cao của doanh nghiệp còn tồn đọng.
  • Nếu doanh nghiệp bị thiệt hại lợi nhuận nhiều do chi phí về khấu hao lớn thì chỉ số EBITDA sẽ cứu cánh cho doanh nghiệp vì nó giúp đánh giá về thực lực của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư.
Xem thêm:  Công chức có được góp vốn mở doanh nghiệp không?

Xem thêm: Kinh doanh đa cấp là gì

Nói tóm lại, chỉ số EBITDA sẽ giúp cho bức tranh tài chính của một doanh nghiệp đẹp hơn, dễ thuyết phục các nhà đầu tư hơn trong quá trình rót vốn cho các dự án.

Cách tính chỉ số EBITDA
EBITDA sẽ giúp cho bức tranh tài chính của một doanh nghiệp đẹp hơn, dễ thuyết phục các nhà đầu tư hơn

Cách tính chỉ số EBITDA

Để tính được chỉ số EBITDA thì Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ rằng có nhiều cách để áp dụng. TaxPlus.vn sẽ chia sẻ đến bạn 3 công thức để tính chỉ số này, bạn có thể tham khảo để thực hiện theo dưới đây:

3 Công thức tính chỉ số EBITDA

  • Công thức 1: EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao
  • Công thức 2: EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
  • Công thức 3: EBITDA = EBIT + Khấu hao

3 công thức này có thể được áp dụng tùy theo nhu cầu tính toán của bạn.

EBITDA khác với EBIT ở chỗ EBIT sẽ không gồm khấu hao còn EBITDA sẽ bao gồm chỉ số khấu hao. Khấu hao sẽ được lấy từ 2 nguồn sau:

  • Bạn có thể lấy từ bảng cân đối kế toán tại mục khấu hao lũy kế trong năm, bạn lấy năm cần tính và trừ năm liền kề trước đó.
  • Bạn cũng có thể lấy chỉ số khấu hao từ bảng lưu chuyển dòng tiền tại mục khấu hao tài sản.
Cách tính ebitda trong báo cáo tài chính
Cách tính ebitda trong báo cáo tài chính

2 Chỉ số này sẽ có cách tính cho ra kết quả tương đương nhau hoặc trùng nhau. Bởi lẽ báo cáo tài chính của công ty có đôi khi không ghi đầy đủ chi tiết. Bạn cần lưu ý tới công thức này để tính ra EBITDA và cung cấp vào báo cáo để dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư hơn đối với các dự án.

Những trường hợp nào có thể sử dụng chỉ số EBITDA?

Chỉ số EBITDA thường chỉ được sử dụng ở những ngành có giá trị tài sản lớn, khấu hao trong 1 thời gian dài. Mục đích là loại bỏ những chính sách kế toán có liên quan đến giá trị khấu hao tài sản cố định.

Công thức tính chỉ số EBITDA
EBITDA thường chỉ được sử dụng ở những ngành có giá trị tài sản lớn, khấu hao trong 1 thời gian dài

Chỉ số EBITDA sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Cần sử dụng EBITDA để so sánh chỉ số này trong 1 thời gian dài và so với trung bình ngành để có được cái nhìn chính xác nhất.
  • EBITDA được sử dụng trong mô hình định giá EV/ EBITDA hay đôi khi có những nhà đầu tư sử dụng EBITDA để thay thế cho dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp mặc dù có thể không phải và dùng cho mô hình định giá.
  • EBITDA cũng được sử dụng với mục đích so sánh giữa EBITDA margin, Nợ/EBITDA, EBITDA/Chi phí lãi vay…
Xem thêm:  WTO là gì? Những thông tin cần biết về WTO

Vậy EBITDA có nhược điểm gì không?

Vì chỉ số EBITDA được sử dụng để đem lại bức tranh tài chính của doanh nghiệp tốt hơn nên đối với 1 doanh nghiệp chỉ số EBITDA đôi khi mang tính phóng đại và ảo. Vì thế nếu nhà đầu tư không cẩn thận sẽ dẫn đến sai sót trong quyết định khi chỉ nhìn vào chỉ số EBITDA để xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không.

Vậy cần lưu ý gì khi nhìn vào chỉ số EBITDA?

Đối với các nhà đầu tư, khi được cung cấp chỉ số EBITDA, cần thận trọng đối với một số những vấn đề sau:

No1: EBITDA không thay thế được dòng tiền

Có nhiều trường hợp các chuyên gia phân tích và nhà báo thuyết phục các nhà đầu tư dựa theo chỉ số EBITDA để đánh giá dòng tiền. Đây là một lời thuyết phục vô lý và cực kỳ mạo hiểm. Bởi lẽ thuế và tiền lãi là tiền mặt. Nếu như một công ty không nộp thuế cho Chính Phủ hoặc không vay nợ thì làm sao tồn tại lâu dài trong thương trường được.

No2: EBITDA có thể sai lệch lãi vay

Chỉ số EBITDA có thể dễ dàng để làm cho 1 công ty có vẻ nhiều tiền để thanh toán lãi suất cho vay. Lấy ví dụ đơn giản cho 1 công ty có 10 triệu USD là lợi nhuận và chi phí lãi suất là 15 triệu USD. Việc thêm vào chi phí khấu hao 8 triệu USD thì bỗng nhiên công ty đó có EBITDA là 18 triệu USD nên có thể thanh toán được các khoản lãi suất khác.

Khấu hao dựa theo những giả định sai lầm mà sẽ được bổ sung trở lại khiến họ cho rằng các chi phí này có thể tránh được. Mặc dù khấu hao không được xem là tiền mặt nhưng cũng không thể hoãn lại một cách vô thời hạn. Các thiết bị, máy móc chắc chắn sẽ hao mòn và quỹ này là vô cùng cần thiết để có thể thay thế hoặc nâng cấp các trang thiết bị.

ebitda tính như thế nào
EBITDA không thay thế được dòng tiền

No3: Không được bỏ qua chất lượng lợi nhuận

Các công ty khác nhau sẽ sử dụng số liệu thu thập khác nhau về các khoản thanh toán lãi suất, thuế, khấu hao và các khoản khấu trừ từ thu nhập. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chỉ số EBITDA lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những mánh khóe kế toán của nhiều doanh nghiệp nhằm tạo ra chỉ số EBITDA cao và cho thấy lợi nhuận của công ty cao, dễ thuyết phục các nhà đầu tư. Thậm chí khi đã chấp nhận cả sự sai lệch về thuế, lãi suất hay khấu hao thì lợi nhuận được tính ra từ chỉ số EBITDA này vẫn không đáng tin cậy.

Xem thêm:  Xưởng may pijama giá sỉ, hàng tốt, ra đơn nhanh mùa Tết

No4: EBITDA có thể khiến công ty có vẻ rẻ hơn so với thực tế

Một rủi ro của chỉ số EBITDA chính là khiến cho công ty nào đó có thể có giá trị rẻ hơn so với thực tế họ có. Khi những nhà phân tích cố phiếu nhìn vào bội số của EBITDA và không phải nhìn vào thu nhập dòng thì EBITDA lúc này lại thể hiện bội số thấp hơn. Vì thế nó có thể khiến cho công ty của bạn trở nên rẻ hơn trong mắt của người khác.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Vai Trò Của EBITDA Trong Phân Tích Kinh Doanh

Chỉ số ebitda quan trọng trong việc phân tích kinh doanh
Chỉ số ebitda quan trọng trong việc phân tích kinh doanh

EBITDA đã loại trừ đi những khoản phí ảnh hưởng đến hiệu năng kinh doanh. Ba yếu tố bao gồm tiền lãi vay, tiền thuế và chi phí khấu hao đã bị EBITDA loại bỏ.

Tiền lãi vay (Interest)

Sở dĩ lãi vay đã bị loại trừ là bởi cơ cấu tài chính của từng doanh nghiệp là không hoàn toàn giống nhau. Kết quả dẫn dẫn đến chi phí lãi vay cũng từ đó mà có biến động theo. Khi bạn vay nợ càng nhiều thì đương nhiên tiền lãi lại đội lên càng cao. Ngoài ra những khoản khấu trừ từ thuế cũng có thể xem như lãi vay. Chúng là công cụ để nhiều doanh nghiệp sử dụng như lá chắn thuế.

Tiền thuế (Tax)

Thuế thu nhập của từng doanh nghiệp cũng bị loại trừ ra khỏi EBITDA. Bởi yếu tố này dễ ảnh hưởng đến lãi vay và nhiều khoản chi phí khác. Từ đó khiến cho kết quả lợi nhuận ròng thực tế không có sự chính xác.

Chi phí khấu hao (Depreciation and Amortization)

Yếu tố khấu hao mang tính chủ quan nên cũng sẽ bị loại khỏi EBITDA. Thông qua việc loại trừ nhiều yếu tố không cần thiết làm cho việc so sánh lợi nhuận giữa doanh nghiệp hay từng khối ngành trở nên chính xác và dễ dàng hơn.

Xem thêm: IPO là gì? Những điều cần biết về IPO

Lời kết

Như vậy mặc dù chỉ số EBITDA quan trọng và bạn cũng hiểu được EBITDA là gì thì trong kinh doanh, các chỉ số cũng chỉ là tương đối. Vì thế hãy cẩn thận nếu bạn đầu tư vào dự án của công ty nào đó và có ý định chọn lựa. Nếu cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào, có thể liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau đây:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 20/11/2019 @ 19:51

Đánh giá bài viết post