Tiếp theo chủ đề hôm nay TaxPlus muốn chia sẻ đến bạn là “Đòn bẩy tài chính”. Đây cũng là thắc mắc mà thời gian qua chúng tôi nhận được của nhiều bạn đọc. Vậy còn chờ gì nữa, cùng TaxPlus tìm hiểu thật chi tiết về đòn bẩy tài chính là gì, cộng thức tính cũng như các loại đòn bẩy trong kinh doanh phổ biến hiện nay nhé!
Đòn bẩy tài chính là gì
Đòn bẩy tài chính được hiểu là mức độ sử dụng nguồn vốn đã vay trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Mục đích sử dụng này chính là nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận của dòng vốn từ chủ sở hữu được gọi là ROE hay cũng có thể là thu nhập được tính trên một cổ phần thường của doanh nghiệp, gọi là EPS.
Tham khảo dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ của TaxPlus
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính được dùng để chỉ sự mối liên quan khi kết hợp giữa vốn của chủ sở hữu với nợ phải trả trong quá trình điều hành các chính sách về tài chính của doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ phải trả cao hơn so với vốn của chủ sở hữu thì đòn bẩy tài chính sẽ cao và ngược lại khi vốn của chủ sở hữu cao hơn so với nợ phải trả thì nghĩa là đòn bẩy tài chính sẽ thấp.
Với đòn bẩy tài chính, mức độ cao hay thấp sẽ được thể hiện cụ thể qua công thức tính sau đây:
Hệ số nợ = nợ vay/vốn chủ sở hữu = D/E
Qua công thức tính đòn bẩy tài chính bạn sẽ biết được tỉ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp cao hay thấp.
Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính với DN
Đối với một doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính thực sự được xem là một trong những công cụ quan trọng. Dù đòn bẩy tài chính ít hay nhiều thì một doanh nghiệp cũng rất cần loại đòn bẩy này. Lý do vì sao đối với một doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính quan trọng là bởi vì:
- Có thể bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đòn bẩy tài chính cũng có thể giúp gia tăng tỉ suất lợi nhuận của dòng vốn từ chủ sở hữu được gọi là ROE hay cũng có thể là thu nhập được tính trên 1 cổ phần thường của doanh nghiệp, gọi là EPS.
- Khoản tiền lãi vay phải trả được xem là khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp & khoản này sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải chịu. Nhờ đó Thuế TNDN phải nộp sẽ ít đi giúp lợi nhuận được tăng lên và đây chính là “lá chắn thuế” mà mỗi doanh nghiệp rất muốn có.
Nhìn chung đòn bẩy tài chính được hiểu đúng theo tên gọi “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn, nhanh hơn. Vì thế mà các doanh nghiệp luôn có đòn bẩy kinh tế cao để đưa doanh nghiệp đi lên.
Tuy nhiên đòn bẩy tài chính cũng có 2 mặt, nếu như doanh nghiệp không biết tận dụng một cách hiệu quả thì chắc chắn sẽ không thể có được lợi nhuận như mong muốn mà còn phải gánh khoản nợ lớn.
Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận & thu nhập một cổ phần
Như đã nói, đòn bẩy tài chính có khả năng giúp tăng tỉ suất lợi nhuận của dòng vốn từ chủ sở hữu được gọi là ROE hay cũng có thể là thu nhập được tính trên 1 cổ phần thường của doanh nghiệp, gọi là EPS. Vì thế đòn bẩy tài chính có liên quan mật thiết đến ROE và EPS. Bởi vậy mà khi tính toán bạn sẽ cần hết sức thận trọng.
Xem thêm: Vay thấu chi là gì? Cập nhật “SIÊU HOT” từ Ngân hàng 2022
Ví dụ về mối quan hệ
Một doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2022. Tuy nhiên nếu như việc sử dụng khoản vốn vay không tốt thì rất dễ khiến cho chỉ số ROE và EPS bị sụt giảm mạnh và khi vay nợ càng nhiều thì mức độ rủi ro sẽ càng lớn trong tình huống không sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nợ.
Ngược lại khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và tiêu thụ tốt trong năm 2022, nếu biết sử dụng đòn bẩy kinh tế tốt thì cả chỉ số ROE và EPS của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Nếu vay nợ càng nhiều (đòn bẩy tài chính cao) thì 2 chỉ số ROE và EPS sẽ càng cao.
Làm thế nào để biết DN sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không?
Để biết một doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hay không thì còn phải xét tới nhiều những yếu tố khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là xét tới tỷ suất sinh lời trên số vốn kinh doanh được gọi là ROCE.
ROCE là viết tắt của Return on Capital Employed, có thể hiểu là tỷ suất sinh lời trên số vốn kinh doanh hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay + thuế vốn kinh doanh.
Thông qua số vốn đó người ta có thể biết được khả năng sinh lời của tài sản mà không cần phải quan tâm đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh hay thuế thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ suất ROCE – Return on Capital Employed sẽ được thể hiện qua công thức sau:
ROCE = EBIT / Vốn kinh doanh bq = EBIT / E + D
Trong đó EBIT / E + D là giả định về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ được sử dụng vốn vay, viết tắt là Debt và vốn của người chủ sở hữu doanh nghiệp gọi là Equity.
Qua con số phản ảnh này, người ta có thể thấy được mối quan hệ giữa lãi suất vay nợ với đòn bẩy kinh tế để đánh giá xem người vay vốn có sử dụng hiệu quả hay không và nó tác động tiêu cực hay tích cực tới tỷ suất sinh lời vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
MQH của tỷ suất sinh lời kinh tế /vốn kinh doanh với đòn bẩy tài chính
Vì đòn bẩy tài chính có thể giúp tăng tỉ suất lợi nhuận của dòng vốn từ chủ sở hữu được gọi là ROE hay cũng có thể là thu nhập được tính trên 1 cổ phần thường của doanh nghiệp, gọi là EPS nên chúng ta sẽ biến đổi công thức tính tỷ suất lợi nhuận ROE ra như sau:
Trong công thức trên, các thành phần được hiểu như sau:
- EBIT là Lợi nhuận trước lãi vay & thuế
- ROCE là Tỷ suất sinh lời kinh tế trên vốn kinh doanh
- D là Nợ vay bình quân (Debt)
- E là Vốn chủ sở hữu bình quân (Equity)
- I là Chi phí lãi vay
- R là Lãi suất vay nợ
- T là Thuế suất thuế TNDN
Qua công thức trên đây, ROE phụ thuộc vào các yếu tố gồm:
- Tỷ suất sinh lời kinh tế trên vốn kinh doanh (ROCE).
- Lãi suất vay nợ (r).
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E).
Ngoài ra xét thêm đến điều kiện của những khoản vay có cùng một lãi suất thì khi đó chỉ số ROE sẽ chỉ phụ thuộc vào ROCE và D/E.
Khi ROCE > r thì D/E x (ROCE – r) > 0
Mặt khác vốn kinh doanh = Nợ Vay (D) + Vốn chủ sở hữu (E)
Qua những yếu tố đó có thể hiểu được nếu vay nợ càng lớn thì đồng nghĩa với việc vốn của chủ sở hữu sẽ càng giảm đi và tỷ lệ D/E sẽ lớn hơn 1.
Kết luận lại: Tỷ suất lợi nhuận ROE càng cao thì đòn bẩy tài chính sẽ càng lớn.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Qua những gì chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu được về đòn bẩy tài chính là gì rồi chứ? Nếu như bạn đang muốn hiểu thêm về đòn bẩy tài chính hay các vấn đề về luật, cứ liên hệ với TaxPlus.vn, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cụ thể hơn theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 25/12/2019 @ 17:36
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8