Phân biệt doanh nghiệp vừa & nhỏ – siêu nhỏ ở VN

Nền kinh tế của Việt Nam chúng ta nói riêng và của toàn thế giới nói chung luôn tồn tại các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ. Gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này tuy không có quy mô lớn nhưng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Vì thế nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này, cùng TaxPlus tìm hiểu dưới đây để nắm rõ hơn nhé.

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ được gọi chung là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường có đặc điểm sau đây:

  • Quy mô nhỏ bé về mặt vốn
  • Nhỏ bé về mặt doanh thu
  • Nhân sự lao động không nhiều

Đó là những đặc điểm chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn có thể căn cứ vào đó để đánh giá các tiêu chí và xác định để xem một doanh nghiệp như thế nào thì được gọi là siêu nhỏ hay vừa và nhỏ.

đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ có quy mô về vốn, lao động… nhỏ

Các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ

Để bạn có thể nắm rõ hơn như thế nào được gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ thì chúng tôi sẽ liệt kê những tiêu chí dưới đây cùng những cách xác định về lĩnh vực hoạt động, số sổ BHXH tham gia, vốn và doanh thu của các doanh nghiệp. Cùng xem ngay với TaxPlus dưới đây:

Để xác định đâu là doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, bạn có thể tham khảo dưới đây:

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Khoản 1, điều 6 tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP có đưa ra về doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:

Xem thêm:  Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

“1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.”

thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ được quy định tại khoản 1, 2, 3 tại điều 6,nghị định số 39/2018/NĐ-CP

Doanh nghiệp nhỏ

Theo quy định tại khoản 2, điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về doanh nghiệp nhỏ:

“2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Doanh nghiệp vừa

Khoản 3, điều 6 tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP có đưa ra tiêu chí của doanh nghiệp vừa như sau:

“3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”

Theo quy định này, chúng ta có thể xác định được rõ ràng về doanh nghiệp như thế nào thì được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng xác định xem các tiêu chí khác của những doanh nghiệp này dưới đây.

Xem thêm:  Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu của mô hình Ponzi đa cấp lừa đảo bạn cần cảnh giác

Xem thêm: Doanh nghiệp nhà nước là gì? Các loại hình phổ biến hiện nay

Cách xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

  • Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dựa theo căn cứ về quy định của pháp luật đối với hệ thống ngành kinh tế & quy định của Pháp Luật chuyên ngành.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào có doanh thu cao nhất sẽ được lựa chọn làm lĩnh vực chủ chốt của doanh nghiệp đó.
  • Trong trường hợp không có lĩnh vực kinh doanh nào có doanh thu nổi trội nhất thì doanh nghiệp đó sẽ được xác định lĩnh vực hoạt động dựa theo số lao động đông nhất của 1 lĩnh vực nào đó mà doanh nghiệp đang hoạt động.
quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dựa theo căn cứ về quy định của pháp luật

Cách xác định số lao động tham gia BHXH bình quân năm

Để xác định số lao động tham gia BHXH bình quân năm, bạn có thể căn cứ vào những tiêu chí dưới đây:

  • Đây là toàn bộ số lao động tham gia BHXH do doanh nghiệp quản lý, sử dụng & trả lương cho họ, đồng thời cũng thực hiện trả công tham gia BHXH theo pháp luật về BHXH đúng quy định.
  • Để tính được số lao động tham gia BHXH bình quân năm, bạn sẽ tính thông qua tổng số lao động tham gia BHXH của năm và chia cho số tháng trong năm của doanh nghiệp đó đã thực hiện. Kết quả này cũng sẽ được xác định dựa trên chứng từ nộp BHXH của năm trước liền kề mà doanh nghiệp thực hiện nộp và thống kê cho cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật.
  • Đối với những doanh nghiệp, công ty hoạt động dưới 1 năm, số lao động tha gia bảo hiểm xã hội sẽ được tính bằng tổng số lao động tha gia bảo hiểm xã hội của các tháng đã hoạt động và chia cho số tháng hoạt động của doanh nghiệp là sẽ ra được bình quân số người tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu.
Xem thêm:  Thay đổi giấy phép kinh doanh hộ cá thể - Chuẩn pháp lý 2023

Cách xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để xác định được tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn cũng có thể xác định dựa theo những hướng dẫn của TaxPlus dưới đây:

  • Tổng nguồn vốn sẽ được xác định trong bảng cân đối kế toán và thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó ở những năm trước đã được làm và báo cáo cho cơ quan quản lý thuế.
  • Với những trường hợp doanh nghiệp có thâm niên hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đó sẽ được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề với thời điểm mà doanh nghiệp đó muốn đăng ký để được hưởng những nội dung hỗ trợ.

Xem thêm: Những loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty

doanh nghiep vua va nho 5
Tổng nguồn vốn sẽ được xác định trong bảng cân đối kế toán và thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó ở những năm trước

Cách xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để xác định được tổng doanh thu của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bạn có thể lưu ý đến hướng dẫn sau đây:

  • Tổng doanh thu của năm sẽ là tổng doanh thu mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ tới khách hàng. Kết quả được xác định trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề với năm mà doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế Nhà nước.
  • Với các trường hợp doanh nghiệp chỉ hoạt động với thời gian dưới 01 năm hay trên 1 năm nhưng chưa có phát sinh về doanh thu thì căn cứ vào tổng doanh thu từ việc bán hàng hóa, dịch vụ đã được quy định bên trên.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Trên đây chính là những điều bạn cần nắm rõ về doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này. Nếu như bạn đang muốn tư vấn thêm thông tin nào, có thể liên hệ với TaxPlus theo:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 21/11/2019 @ 20:50

Đánh giá bài viết post