Điểm hòa vốn là một dấu mốc quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Điểm hòa vốn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Phân tích điểm hòa vốn là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp để đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh như: lựa chọn sản xuất sản phẩm, xác định mức sản lượng cần tiêu thụ, lựa chọn kết cấu giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn như thế nào? Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn được sử dụng trong cả lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Trong kinh doanh, nó dùng để chỉ mức sản xuất mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Trường hợp trong đầu tư, điểm hòa vốn là điểm tại đó giá gốc bằng giá thị trường. Tại điểm này doanh nghiệp không lỗ cũng không lãi. Doanh nghiệp có thể xác định điểm hòa vốn dựa theo doanh thu hoặc sản lượng. Trong đó, doanh thu hòa vốn sẽ được tính bằng tiền. Còn sản lượng hòa vốn được tính bằng số sản phẩm bán được.
Ý nghĩa của điểm hòa vốn là gì?
Đối với bất kỳ doanh nghiệp mới nào, điểm hòa vốn là một vấn đề quan trọng. Chủ doanh nghiệp không chỉ muốn biết lợi nhuận kỳ vọng đối với các khoản chi phí đã bỏ ra, mà còn là thời điểm họ nhận được lợi nhuận này. Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động lâu dài, đây vẫn là một công cụ hữu ích. Dựa vào phân tích điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược kinh doanh cho minh để nâng cao hiệu suất hoạt động. Có vài cách áp dụng như sau:
- Dựa trên điểm hòa vốn, doanh nghiệp xác định được doanh thu tối thiểu để bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất.
- Xây dựng mục tiêu bán hàng, số sản phẩm cần bán được để có lãi.
- Điều chỉnh mức giá bán phù hợp. Doanh nghiệp có thể tăng giá nếu thời gian hòa vốn quá lâu.
- Đưa ra chiến lược đầu tư, bán hàng thích hợp theo thời điểm hòa vốn. Ví dụ, nếu chưa đến điểm break even thì không nên đầu tư mới.
Với các nhà quản trị doanh nghiệp thì điểm Break Even là một công cụ đắc lực để nắm bắt mức độ an toàn cũng như rủi ro khi kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định đẩy mạnh đầu tư hay đẩy mạnh bán hàng để đạt được kết quả tốt nhất.
Đối với nhà đầu tư, điểm hòa vốn là thước đo để lên chiến lược đầu tư phù hợp. Xác định được điểm hòa vốn giúp họ quản trị rủi ro, quản trị dòng tiền. Nhà đầu tư có thể tránh thua lỗ qua nhiều, giảm thiểu tối đa số tiền lỗ khi phải thu hồi vốn và đầu tư vào một cơ hội có khả năng sinh lời tốt hơn.
Xem thêm: CSR là gì? Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp
Phân loại điểm hòa vốn
Cần lưu ý rằng điểm hòa vốn trong kinh doanh và tài chính là không giống nhau. Nếu như trong kinh doanh, nó là số tiền cần kiếm được để bù đắp chi phí bỏ ra, thì trong tài chính, nó lại là thời điểm giá gốc bằng với giá thị trường.
Điểm hòa vốn trong kinh doanh
Để tính điểm hóa vốn trong kinh doanh, cần xác định doanh thu của một sản phẩm và các loại chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Doanh thu sản phẩm được xác định bằng giá bán của 1 sản phẩm. Trong khi đó, có 2 loại chi phí là chi phí cố định (như nhà xưởng, máy móc). Và chi phí biến đổi (như chi phí nhân công). Lúc này, điểm hòa vốn sẽ bằng chi phí cố định chia cho hiệu của giá bán 1 sản phẩm và chi phí biến đổi của 1 sản phẩm.
Điểm hòa vốn trong tài chính (chứng khoán)
Break even point trong chứng khoán là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận thu lại bằng tổng chi phí đầu tư ban đầu cộng với lãi vay vốn phải trả. Vì vậy, cần xác định số tiền bỏ ra để mua chứng khoán. Đồng thời, nếu bạn có sử dụng đòn bẩy là lãi vay thì cần tính cả số tiền lãi phải trả.
Xem thêm: EBITDA hay còn gọi là thu nhập trước thuế
Công thức tính điểm hòa vốn là gì?
Trong kinh doanh
Trong kinh doanh, điểm hòa vốn được tính bằng công thức:
Điểm hòa vốn = Chi phí cố định / (Giá bán 1 sản phẩm – chi phí biến đổi của 1 sản phẩm)
Giả sử một công ty có giá bán 1 sản phẩm là 50.000 đồng. Chi phí biến đổi là 10.000 đồng/sản phẩm. Nếu như chi phí cố định là 100.000.000 đồng, thì số sản phẩm cần bán để đạt được hòa vốn là: 100.000.000 / (50.000 – 10.000) = 2.500 sản phẩm. Nếu công ty bán được nhiều hơn mức này thì sẽ có lãi. Còn nếu họ bán ít hơn thì sẽ bị lỗ.
Trong chứng khoán
Điểm hòa vốn trong chứng khoán là điểm ở đó nhà đầu tư không lãi hoặc lỗ. Vậy nên công thức để tính là:
Điểm hòa vốn = (Số tiền mua chứng khoán + tiền lãi vay phải trả)/số cổ phiếu
Ví dụ, nhà đầu tư A bỏ ra 5.000.000 đồng để mua 100 mã cổ phiếu ABC với giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó A vay thêm 5.000.000 đồng nữa để mua thêm 100 cổ phiếu với lãi suất là 2%. Vậy điểm hòa vốn của A = (5.000.0000 + 5.000.000 + 5.000.000*2%)/200 = 50.5000 đồng. Điều này tức là nhà đầu tư sẽ hòa vốn nếu bán cổ phiếu này với giá 50.500đ.
Ưu điểm và hạn chế của phân tích điểm hòa vốn
Ưu điểm điểm hòa vốn
Việc phân tích điểm hòa vốn được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có một số ứng dụng quan trọng sau:
+ Dùng để đánh giá lợi nhuận, chi phí của một dự án, một doanh nghiệp.
+ Được sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất đầu tư.
+ Có thể sử dụng trong sự phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay một dự án đầu tư.
Những hạn chế điểm hòa vốn
Qua việc phân tích điểm hòa vốn, ta thấy để việc phân tích chi phí trong mối quan hệ với sản lượng, lợi nhuận thực hiện được thì các điều kiện sau phải được thỏa mãn:
+ Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính.
+ Hầu hết các kết cấu của chi phí đều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục không thể phân chia một cách chính xác và cụ thể thành định phí và biến phí. Bởi vậy rất khó khăn khi phân tích điểm hòa vốn với kết cấu chi phí phức tạp và việc phân chia chỉ là tương đối.
+ Trong thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất nhiều loại. Do đó muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.
+ Phân tích hòa vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao. Như vậy ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng tạo ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Do vậy khi doanh thu vượt qua điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận.
Một số lưu ý khi tính điểm hòa vốn
- Quá trình tính điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn khi các yếu tố về chi phí cố định, chi phí biến đổi không được phân chia rõ ràng, cụ thể. Vì vậy việc xác định chính xác chi phí cố định, chi phí biến đổi chính xác là điều quan trọng.
- Trong trường hợp cần phân tích số liệu mức hòa vốn qua nhiều giai đoạn, nên biểu diễn vị trí hòa vốn lên đồ thị để dễ dàng quan sát và xác định xu hướng.
- Thường thì đa số các doanh nghiệp sẽ kinh doanh từ 2 mặt hàng sản phẩm trở lên. Do vậy, quá trình xác định điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn, bạn nên quy đổi về một sản phẩm chuẩn duy nhất để phân tích BEP.
- Cần quan tâm đến giá trị biến đổi của tiền tệ tại nhiều thời điểm khác nhau. Bỏ qua yếu tố này khiến kết quả chỉ số điểm hòa vốn sai số lớn. Đặc biệt là khi thị trường xảy ra lạm phát.
Xem thêm:
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo
- Vốn đối ứng là gì? Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng
Lời kết
Tax Plus Blog mong rằng sau bài viết này bạn đã biết được điểm hòa vốn là gì. Đây là khái niệm bạn cần phải nắm vững cả trong kinh doanh và đầu tư. Vì điểm hòa vốn sẽ quyết định bao giờ khoản đầu tư hoặc kinh doanh của bạn có lãi. Vậy nên, bạn cần phải hiểu cách tính điểm hòa vốn đúng cách nhất.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8