Đầu tư công là gì? Loại hình đầu tư công phổ biến

Hiện nay tốc độ phát triển của nền kinh tế ngày càng mạnh, hoạt động đầu tư cũng trở nên đa dạng hơn. Dù vậy, lĩnh vực đầu tư công luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy đầu tư công là gì? Nó bao gồm có những loại nào? Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đầu tư công là gì?

Đầu tư công là gì
Đầu tư công là sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ Nhà nước

Theo Luật Đầu tư Công 2019, đầu tư công được hiểu là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào chương trình và dự án xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội  nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Như vậy, đầu tư công sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ Nhà nước để thiết kế, xây dựng dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cùng với các chương trình, dự án nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Xem thêm: GDP là gì? Chỉ số GDP tác động đến nền kinh tế ra sao 2022?

Đối tượng và dự án đầu tư công

Đối tượng và dự án đầu tư công

Đầu tư công áp dụng với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động đầu tư công, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Luật Đầu tư công 2019 đã  bổ sung thêm đối tượng cụ thể của đầu tư công gồm có:

  • Đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.
  • Đầu tư, phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Đầu tư, hỗ trợ các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm, công ích, phúc lợi xã hội.
  • Đầu tư, tham gia thực hiện các dự án theo phương án  đối tác công tư.
  • Đầu tư lập, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh các quy hoạch theo quy định pháp luật về việc quy hoạch.
  • Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, phí quản lý; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Xem thêm:  Chi tiết mở thẻ tín dụng bằng sổ tiết kiệm HOT 2022

Xem thêm: Cán cân thương mại là gì? Vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tại VN

Dự án đầu tư công gồm có:

  • Các dự án và chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước
  • Các dự án sử dụng vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)
  • Các dự án sử dụng nguồn vốn vay ( có bảo lãnh của Chính phủ)
  • Các dự án sử dụng vốn nhà nước không phải là mục đích kinh doanh
  • Các dự án sử dụng vốn nhà nước nhằm  mục đích kinh doanh
  • Các dự án công trình xây dựng
  • Các dự án không có công trình xây dựng (như mua sắm công)
  • Các dự án có nguồn vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Đặc điểm của đầu tư công là gì?

Đặc điểm của đầu tư công là gì

Đây là hoạt động đầu tư và được thực hiện bởi Nhà nước. Nhà nước quyết định từ các chủ trương, kế hoạch, phê duyệt đến việc ra quyết định đầu tư, tổ chức và quản lý đầu tư. Việc thực hiện dự án đầu tư được thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, nhà thầu. Các dự án đầu tư có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn để đầu tư cho các hoạt động đầu tư công là từ Nhà nước (bao gồm có: ngân sách nhà nước, nguồn gốc vốn từ ngân sách; khoản tín dụng đầu tư của Nhà nước; khoản vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương…). Hoạt động đầu tư công bị chi phối bởi chính sách nguồn vốn là chủ yếu.

Xem thêm: Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA

Mục đích hoạt động đầu tư công nhằm

  • Phát triển nền kinh tế – xã hội, trong đó chủ yếu hướng tới các mục tiêu của chính sách công, đầu tư thành lập Doanh nghiệp Nhà nước nhằm giữ vị trí chủ đạo, then chốt. Đây là một công cụ của Nhà nước để điều tiết kinh tế.
  • Thực hiện các mục tiêu kinh doanh, tạo thu nhập cho Nhà nước; đầu tư các lĩnh vực thiết yếu, quan trọng, lấp đầy những “lỗ hổng”, đảm bảo cân đối nền kinh tế.
  • Ngoài ra hoạt động này còn vì mục tiêu như: phát triển hệ thống hạ tầng nền kinh tế – xã hội; nhằm tạo việc làm; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa vùng, miền; phát triển biên giới, hải đảo, …
Xem thêm:  Nới lỏng tiền tệ là gì? Những điều bạn cần biết về nới lỏng tiền tệ

Xem thêm:

Các loại đầu tư công hiện nay

3348 giaingan 16560287925591255158833

Tùy thuộc các tiêu chí khác nhau hiện nay có các loại đầu tư công như sau:

Dựa theo tiêu chí nguồn vốn

Đầu tư công gồm có các hoạt động đầu tư, hỗ trợ đầu tư có sử dụng vốn nhà nước vào những công trình, dự án để phát triển kinh tế xã hội. Vốn nhà nước trong đầu tư công gồm có vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; vốn huy động được từ trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương, công trái của quốc gia; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng được Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước.

Theo tiêu chí này đầu tư công được chia thành thành 05 loại:

  • Đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước (gồm có cả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước)
  • Đầu tư công sử dụng vốn từ nguồn gốc ngân sách
  • Đầu tư công sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)
  • Đầu tư công sử dụng nguồn vốn vay có sự bảo lãnh của Chính phủ và chính quyền địa phương.
  • Đầu tư công sử dụng vốn hỗn hợp

Xem thêm: EVFTA là gì? Việt Nam được gì từ EVFTA năm 2023

Dựa theo tính chất của dự án

Dựa vào tính chất của dự án đầu tư công được chia thành 02 loại:

  • Đầu tư công theo dự án có xây dựng công trình
  • Đầu tư công theo dự án không có xây dựng công trình.
Xem thêm:  Thẻ Mastercard là gì? Loại thẻ này có điểm gì khác biệt so với thẻ Visa?

Dựa theo mục tiêu và phạm vi đầu tư

Dựa vào mục tiêu và phạm vi đầu tư, đầu tư công được chia thành 02 loại:

  • Đầu tư công vào những hoạt động không có khả năng hoàn vốn. Đây là loại hình đầu tư vì mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, hình thành cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ, phát triển, kích thích thu hút những nguồn vốn khác.
  • Đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận như: đầu tư các dự án và thành lập doanh nghiệp Nhà nước thực hiện dự án đầu tư công; đầu tư vào các chương trình, dự án với mục đích kinh doanh; đầu tư qua các tổ chức kinh tế do Nhà nước lập ra.

Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với 6 tháng đầu năm của các năm 2018-2022, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng 6 tháng đầu năm và cả năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II/2022 theo giá hiện hành ước đạt 738,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 191,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 415,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 130,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7%.

Các mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam hiện nay

Các mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam

Cổ phiếu đầu tư công được hưởng lợi từ những hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các dự án và công trình khác nhau. Nhóm cổ phiếu đầu tư công rộng lớn, nhưng chủ yếu vẫn thuộc các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, thi công công trình, vật liệu xây dựng,…

STT Doanh Nghiệp Sàn
1 C47 CTCP Xây dựng 47 HSX
2 C4G CTCP Tập đoàn CIENCO4 UPCOM
3 CII CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh HSX
4 CTD CTCP Xây dựng COTECCONS HSX
5 CTI CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO HSX
6 CTR Tổng CTCP Công trình Viettel HSX
7 DPG CTCP Tập đoàn Đạt Phương HSX
8 FCN CTCP FECON HSX
9 HBC CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình HSX
10 HHV CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả HSX
11 HUB CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế HSX
12 HUT CTCP Tasco HNX
13 HTN CTCP Hưng Thịnh Incons HSX
14 LCG CTCP Licogi 16 HSX
15 VCG Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam HSX
Một số mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam hiện nay

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các kiến thức giải đáp đầu tư công là gì. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn loại hình này. Hãy theo dõi Tax Plus Blog để cập nhật các kiến thức về tài chính, Thuế – Luật mới nhất, chi tiết nhất.

Đánh giá bài viết post