Hiện nay bán hàng online đang là hình thức được rất nhiều người kinh doanh lựa chọn. Bài viết sau sẽ phân tích ưu nhược điểm của các hình thức đăng ký bán hàng online để bạn có được lựa chọn phù hợp. Cùng TaxPlus xem ngay bài viết!
Vì sao bán hàng online được ưa chuộng?
Với số lượng người dùng internet ngày càng cao, bán hàng online thực sự là xu hướng tất yếu của thị trường tại thời điểm hiện nay.
Vì những ưu điểm như: Tiết kiệm chi phí vận hành, không tốn tiền thuê mặt bằng, đội ngũ nhân viên tinh gọn, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử… dễ hiểu vì sao số lượng công ty bán hàng online đang gia tăng rất nhanh chóng như vậy.
Phân loại đăng ký bán hàng online
Về mặt pháp lý, đăng ký kinh doanh bán hàng online gồm: Buôn bán nhỏ lẻ, đăng ký hộ kinh doanh cá thể và mở công ty bán hàng online.
Bán hàng online nhỏ lẻ chưa đăng ký
Bán hàng online nhỏ lẻ chưa đăng ký là hình thức vô cùng phổ biến, được nhiều người biết đến bởi nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều nhược điểm. Hãy cùng phân tích cụ thể ngay sau đây.
Ưu điểm
- Bán hàng nhỏ lẻ trực tuyến và không cần đăng kí với cơ quan chức năng
- Phù hợp với những đối tượng không có vốn nhiều
- Cung cấp hàng hóa cơ bản cho những đối tượng là cá nhân có nhu cầu tạm thời
- Không phải khai báo thuế cho cơ quan nhà nước
Nhược điểm
Theo lý thuyết, khi bán hàng online dù lớn hay nhỏ bạn đều phải đăng ký kinh doanh. Nếu không đăng ký kinh doanh, trong trường hợp có sự kiểm tra của cơ quan chức năng, bạn sẽ bị tính vào tội trốn thuế.
Gần đây đã có một số cá nhân bị truy thu thuế khi kinh doanh, bán hàng trên mạng xã hội và bị cơ quan chức năng yêu cầu phải có giấy phép đăng ký kinh doanh mới được tiếp tục bán hàng.
Bán hàng online đã đăng ký hộ kinh doanh
Bán hàng online đã đăng ký hộ kinh doanh là hình thức hộ kinh doanh cá thể đăng kí với UBND cấp quận (huyện) nơi đang hoạt động. Hình thức này chịu sự quản lý của thuế. Cách tính thuế được khoán hàng năm theo doanh thu dựa vào quy định của Nhà nước.
Ưu điểm
Vì vậy, nếu bạn xác định bán hàng ổn định, lâu dài với số lượng hàng hóa hạn chế, không mở chi nhánh, có ít nhân viên thì bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Việc cân nhắc hoàn tất các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể là giải pháp giúp bạn yên tâm kinh doanh đồng thời bảo vệ bạn trước pháp luật nếu có vấn đề phát sinh.
Xem thêm:
- Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể đúng quy định
- 3 loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải đóng
Nhược điểm
Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể là sự nhập nhằng về vấn đề thuế. Cán bộ thuế được quyền áp mức thuế lên từng hộ kinh doanh. Do đó, đôi khi chủ hộ sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mức thuế cần nộp.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mở thêm chi nhánh tăng doanh thu bán hàng thì sẽ bị hạn chế vì hộ kinh doanh cá thể bán hàng online không được duyệt mở chi nhánh.
Xem thêm: Phân biệt chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh
Mở công ty bán hàng online
Nếu bạn mong muốn đầu tư bán hàng online một cách chuyên nghiệp, xây dựng website bán hàng bài bản có chiến lược. Đặc biệt, đối tượng khách hàng bạn hướng tới vừa là cá nhân, vừa là các cơ quan Nhà nước… có yêu cầu phải xuất hóa đơn thì thành lập công ty bán hàng online là loại hình tối ưu nhất.
Ưu điểm
Khác với hình thức đăng kí hộ kinh doanh bán hàng online, cách tính thuế của công ty bán hàng online rõ ràng và cụ thể hơn, thường dựa theo hóa đơn của công ty để tính toán. Sự quản lý chặt chẽ này sẽ giúp bạn không gặp khó khăn hay vướng mắc khi đến hạn đóng thuế theo quy định của Nhà nước.
Nhược điểm
Việc thành lập công ty bán hàng online đồng nghĩa với việc bạn phải khai báo thuế hàng tháng, tiến hành làm báo cáo tài chính cuối năm, cùng nhiều thủ tục khác. Vậy nên bạn phải thuê thêm kế toán để hoàn thiện những việc này.
Trong trường hợp công ty bán hàng online có quy mô nhỏ, bạn có thể tối ưu về chi phí khai báo thuế bằng cách thuê kế toán dịch vụ.
Ngành nghề kinh doanh dành cho bán hàng online
Về ngành nghề kinh doanh dành cho người có nhu cầu bán hàng online, bạn có thể lựa chọn những mã ngành nghề như:
Mã ngành 4791
Đây là mã ngành bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc qua hệ thống Internet. Nhóm này bao gồm các mặt hàng:
- Bán lẻ qua bưu điện, qua internet (tiki, sendo, lazada, ….)
- Đấu giá qua mạng (chilido)
- Bán trực tiếp qua phát sóng thường nhật tên tivi và các phương tiện truyền thông khác (báo, đài, điện thoại, ….)
Mã ngành 4799
Đây là mã ngành bán lẻ hình thức chưa được phân loại. Nhóm này bao gồm:
- Bán hàng trực tiếp
- Đại lý bán lẻ
- Cơ sở cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi
Mã ngành khác
Ngoài 2 mã ngành bắt buộc kể trên, nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng nào cụ thể thì chọn mã ngành có mặt hàng đó làm ngành nghề kinh doanh chính. Bạn có thể tự tìm hiểu thông tin về mã ngành theo nhu cầu kinh doanh của mình dựa theo Hệ thống ngành nghề của Việt Nam.
Thủ tục đăng ký bán hàng qua mạng
Để hoàn tất thủ tục đăng ký bán hàng online qua mạng, bạn cần nắm rõ và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký
Người có nhu cầu đăng ký bán hàng qua mạng cần đăng kí nộp hồ sơ qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, công ty cần làm thủ tục đăng kí đặt trụ sở chính
Mục đăng ký mã số thuế: Nếu bạn là doanh nghiệp thì điền MST doanh nghiệp. Nếu là cá nhân, bạn cần sử dụng mã số thuế của cá nhân. Nếu không biết mã số thuế cá nhân, bạn có thể tìm mã số thuế của mình bằng cách truy cập vào link: tncnonline.com.vn
Bước 2: Xác nhận thông tin tài khoản
Khi hồ sơ đăng ký qua mạng của cá nhân, doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo đúng quy định thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thì Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ và gửi lại cho người đăng ký giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký bán hàng qua mạng điện tử.
Nếu thông tin đăng ký tài khoản chưa đầy đủ và không hợp lệ thì tài khoản sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin.
Trong trường hợp này, người đăng ký sẽ phải tiến hàng đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin đúng đủ theo yêu cầu.
Nếu thông tin đăng ký tài khoản đã đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được cấp một tài khoản để đăng nhập và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Thông báo website thương mại điện tử bán hàng
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho người đăng ký về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng.
Trong trường hợp cần sửa chữa thông tin, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu người đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho phù hợp và thông báo website thương mại điện tử bán hàng khi hoàn thiện thủ tục.
Sau khi “Đăng nhập”, bạn cần tiến hành khai báo hồ sơ bằng cách chọn một trong các mục:
- Thông báo website: Nếu website của bạn là website bán hàng
- Đăng ký website: Nếu website của bạn là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Bước 4: Xét duyệt hồ sơ
Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ và xác nhận của người đăng ký về việc đã nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ thông báo đã xét duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp.
Hồ sơ sẽ được xử lý xét duyệt trong thời hạn quy định, cụ thể:
- 3 ngày đối với hồ sơ thông báo
- 7 ngày đối với hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ
- 15 ngày đối với hồ sơ đăng ký đánh giá tín nhiệm
Sau thời gian đợi, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ Bộ Công Thương qua e-mail với các nội dung sau:
- Xác nhận hồ sơ đăng ký/thông báo đã đầy đủ, hợp lệ và được “duyệt điện tử”
- Thông báo hồ sơ đăng ký/thông báo chưa đủ hoặc chưa đúng, bạn sẽ phải quay về Bước 4 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.
Bước 5: Duyệt hồ sơ điện tử
Duyệt hồ sơ điện tử là bước cuối cùng. Nếu hồ sơ thủ tục của người có nhu cầu đăng kí bán hàng qua mạng được duyệt, Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sẽ duyệt lại hồ sơ điện tử và thông báo đúng hạn để doanh nghiệm có thể nhanh chóng đi vào hoạt động.
Lưu ý: Đối với hồ sơ thông báo website, sau khi được “Duyệt điện tử” sẽ không bắt buộc phải gửi hồ sơ giấy. Riêng với với hồ sơ đăng ký không nhận được thông báo “Duyệt điện tử”, bạn phải gửi bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) về Cục TMĐT và CNTT- Bộ Công Thương để hoàn tất mọi thủ tục đăng ký.
Câu hỏi thường gặp
Bán hàng qua mạng xã hội có cần đăng ký không?
Trả lời: Về mặt bản chất, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, mới phải tiến hành đăng ký.
Kinh doanh qua mạng có phải nộp thuế không?
Trả lời: Theo quy định, nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Vì vậy, khi đã kinh doanh, kể cả kinh doanh qua mạng, các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Mong rằng bài viết với nội dung tìm hiểu về đăng ký bán hàng online sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm & kiến thức về vấn đề này.
Nếu như vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại câu hỏi của bạn ở phần bình luận cuối bài viết. Hoặc gọi đến Hotline: 0853 9999 77 để được Tax Plus giải đáp & tư vấn trực tiếp MIỄN PHÍ nhé!
Xuất bản ngày: 21/08/2019 @ 07:30
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8