CTO là gì? Các kỹ năng cần thiết để trở thành một CTO cao cấp

Chắc bạn đã từng nghe qua tới thuật ngữ CTO trong một công ty, doanh nghiệp nào đó rồi chứ? Vậy bạn có biết CTO là gì không? Nếu như bạn tò mò & đang thắc mắc không biết CTO là chức danh gì và nắm giữ vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp thì hãy cùng TaxPlus tìm hiểu trong bài viết này nhé!

CTO là gì

CTO là giám đốc công nghệ hay còn gọi là giám đốc kỹ thuật. CTO là từ viết tắt tiếng anh của “Chief technology officer”. CTO là người nắm giữ vị trí quản lý thuộc hàng cấp cao của một tổ chức, công ty, doanh nghiệp chuyên phụ trách những vấn đề thuộc về công nghệ, kỹ thuật và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D).

Thông quá việc giám sát, đánh giá về nhu cầu ngắn hạn + dài hạn của công ty, CTO sẽ là người đưa ra quyết định sử dụng vốn để thiết kế và thực hiện các chiến lược cải tiến công nghệ nhằm giúp cho tổ chức có thể đạt được những mục tiêu dễ dàng hơn. CTO sẽ là người làm việc trực tiếp với CEO – Giám đốc điều hành của công ty.

cto là gì
CTO là giám đốc công nghệ hay còn gọi là giám đốc kỹ thuật

Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Những kỹ năng quản lý cấp trung cần có

Lịch sử ra đời của vị trí CTO

chief technology officer là gì

CTO là thuật ngữ được sử dụng từ hơn 10 năm nay. Tuy nhiên có nhiều người bị nhầm lẫn và không phân biệt được CTO với CIO.

Vào những năm 1990, thuật ngữ này đã bắt đầu xuất hiện gắn với những công ty Dot-com sau đó lan rộng sang các phòng ban CNTT.

Tuy nhiên vai trò của CTO chỉ được phát huy thật sự khi ngành công nghệ thông tin phát triển và được dùng phổ biến sang cả lĩnh vực thương mại điện tử, y tế, viễn thông, …

Vai trò của CTO là gì

Đối với người nắm giữ vị trí CTO, sẽ thường phải thực hiện nhiều trách nhiệm để đưa công ty phát triển tốt lên. Bởi thế áp lực của một CTO không hề nhỏ. Đối với một công ty, CTO có vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể là gì, hãy cùng theo dõi dưới đây.

Xem thêm: CFO là gì? Vai trò, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng CFO trong CTY

CTO những vai trò quan trọng

  • Thiết kế & nghiên cứu chiến lược: CTO là thiết kế tương lai của một công ty/doanh nghiệp nào đó, phần lớn CTO thực hiện việc dự đoán và qua nghiên cứu sẽ phải vạch ra chiến lược cho những sản phẩm tiếp theo. Đồng thời thực hiện nghiên cứu và người chấp hành cực quan trọng với các chiến lược công nghệ của doanh nghiệp.
  • CTO có vai trò như một nhân viên thị trường: Với người làm CTO, có thể từ góc độ công nghệ để giúp công ty lan truyền hiệu ứng, tư tưởng một cách hiệu quả, bao gồm cả xu thế công nghệ.
  • Thực hiện giám sát và quản lý, điều hành: CTO sẽ phải xây dựng và quản lý một đội ngũ marketing để giúp các chiến lược quảng bá, phát triển thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của công ty ra bên ngoài.
Xem thêm:  TOP 10 MÔ HÌNH KINH DOANH ÍT VỐN ĐƠN GIẢN, THU NHẬP HẤP DẪN
cto la gi
Đối với một công ty, CTO có vai trò vô cùng quan trọng

Ngoài ra còn tùy thuộc vào công việc của CTO trong công ty, vai trò của họ có thể sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • CTO cơ sở hạ tầng: Vị trí này sẽ có vai trò giám sát cơ sở dữ liệu, thực hiện bảo mật và bảo trì cho hệ thống của công ty. Ngoài ra CTO cũng sẽ thực hiện luôn việc lập chiến lược kỹ thuật và quản lý lộ trình công nghệ đó.
  • CTO kế hoạch: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm trong việc đề ra những chiến lược về kỹ thuật, đồng thời lên kế hoạch chi tiết cho lộ trình mình triển khai công nghệ ở trong công ty đó. Đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm giám sát để mang lại sự thành công khi triển khai.
  • CTO quan hệ khách hàng: CTO ở vị trí này sẽ đảm nhận vai trò kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp để nắm bắt được nhu cầu thị trường và mục tiêu đề ra đối với những dự án công nghệ thông tin mới.
  • CTO tư tưởng: Là người sẽ thiết lập lên chiến lược và giám sát cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ phải tiến hành để phân tích thị trường, xây dựng một mô hình kinh doanh thích hợp. Thường CTO nắm giữ vị trí hay đảm nhận công việc này sẽ kết nối chặt chẽ hơn với CEO và những thành viên cấp cao khác trong ban lãnh đạo.

--> Khi cần thành lập công ty mới hãy liên hệ với TaxPlus.vn để nhận những ưu đãi bất ngờ từ dịch vụ thành lập công ty tnhh nhé!

Mô tả công việc của CTO

Nhiệm vụ chính của một CTO là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT, tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để xác định hướng phát triển cho công ty.

Một số công việc chính CTO thường đảm nhận bao gồm:

  • Quản lý toàn bộ các dịch vụ công nghệ và sản phẩm của công ty.
  • Quản lý đội ngũ kỹ sư IT và lập trình viên.
  • Phát triển chiến lược cần thiết để vận dụng tối đa nguồn lực công nghệ của công ty.
  • Điều hành các chiến lược liên quan đến các nền tảng công nghệ và các mối quan hệ với khách hàng hay đối tác.
  • Xây dựng các tiêu chuẩn và thực hành công nghệ tổng quát trong công ty.
  • Hỗ trợ các phòng ban vận dụng sức mạnh của công nghệ để đạt mục tiêu về lợi nhuận.
  • Giám sát cơ sở hạ tầng để đảm bảo chức năng hoạt động của toàn hệ thống.
  • Quản lý lộ trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Giám sát ngân sách dành cho hoạt động công nghệ thông tin.
  • Làm việc với các bộ phận liên quan để thông báo về các thay đổi công nghệ.
  • Truyền đạt các chiến lược công nghệ cho các bên liên quan.
  • Nghiên cứu các xu hướng công nghệ và thực hành mới nhất.
  • Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh, tiếp thị và marketing để xác định hướng phát triển phù hợp với công ty.
Xem thêm:  Western Union là gì? Hướng dẫn cách chuyển và nhận tiền bằng Western Union từ A đến Z

Xem thêm: CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY

Trách nhiệm của một CTO

EW19862 2 CL Custom2

CTO của công ty là một vai trò linh hoạt với một loạt các trách nhiệm. CTO chịu trách nhiệm về các khía cạnh công nghệ, tài chính và quản lý của một công ty. Trách nhiệm của một CTO có thể khác nhau tùy theo tổ chức. Giám đốc Công nghệ chịu trách nhiệm về các khía cạnh kỹ thuật của một công ty. Do đó, họ thường chịu trách nhiệm về:

  • Một CTO có khả năng hai điều: tầm nhìn và khả năng lãnh đạo.

Họ phải đưa ra quyết định về cách sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong tổ chức, đồng thời đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng thời hạn và trong giới hạn ngân sách. Nói cách khác, có nghĩa là cung cấp khả năng lãnh đạo kỹ thuật.

  • Chịu sự giám sát, chỉ đạo và kiểm soát của Giám đốc điều hành, CTO có trách nhiệm và trách nhiệm giải trình đối với việc thiết kế, triển khai và vận hành công nghệ thông tin trong khi lãnh đạo một nhóm có thể bao gồm các nhà phát triển, kiến ​​trúc sư kỹ thuật, nhà quản lý CNTT, v.v.
  • CTO có trách nhiệm quản lý các dự án CNTT, nhân viên và ngân sách
  • Chúng cũng là một phản ứng để thực hiện các biện pháp an ninh. Thiết kế và thực hiện các quy trình giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ; Dẫn đầu hoặc tham gia phát triển công nghệ mới hoặc cải tiến công nghệ.
  • CTO có thể phát triển các thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế của thiết bị.
  • Họ cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng công ty có một nhóm hỗ trợ giáo dục khách hàng về cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
  • Họ có thể quyết định những công nghệ nào sẽ sử dụng
  • CTO có trách nhiệm quản lý nhân viên của tổ chức.

Xem thêm: Founder là gì, Co-Founder là gì

Mức lương của Giám đốc Công nghệ CFO (thị trường Ấn Độ và Mỹ)

CTO Salary

CTO là một công việc phức tạp đối với bất kỳ tổ chức nào và cũng là một công việc được trả lương cao. Và mức lương cũng khác nhau tùy theo nhân khẩu học và các tổ chức.

Mức lương trung bình cho một CTO ở Ấn Độ bắt đầu từ 11,43,348 RS mỗi năm.
Mặt khác, mức lương trung bình cho một CTO ở Hoa Kỳ là $ 183,270 mỗi năm.
Mức lương này hoàn toàn dựa trên tài năng, nền tảng giáo dục và kinh nghiệm của bạn.

Những điều cần biết về CTO

Có vài điều thú vị về CTO mà bạn có thể tìm hiểu thêm về vị trí này. Nhất là với những người nuôi tham vọng về vị trí giám đốc công nghệ này thì càng cần phải tìm hiểu.

No1: Liệu trở thành CTO có phải giỏi code không?

Đối với một CTO, code là kỹ năng quan trọng. Hầu hết những người nắm giữ vị trí này đều đã từng là một software engineer và họ cũng từng phải làm code cả ngày.

Thực ra đó là một kỹ năng quan trọng nhưng để làm  CTO thì không cần thiết bạn phải siêu giỏi. Bởi lẽ ngoài code bạn sẽ phải thực hiện nhiều các công việc liên quan đến quản lý khác. Thường thì code sẽ dành cho kiểu nhân viên nhiều hơn. Tuy nhiên CTO cũng từng code nên hầu hết họ đều sẽ giỏi kỹ năng này.

Xem thêm:  “CHIẾN THUẬT” KINH DOANH VĂN PHÒNG PHẨM HÚT KHÁCH NHẤT 2022

No2: Kỹ năng cần thiết đối với một CTO là gì?

chief technology officer là gì
Chief Technology Officer là gì? Để trở thành 1 CTO sẽ cần tới nhiều kỹ năng cao cấp

Để trở thành 1 CTO thì bạn sẽ cần khá nhiều kỹ năng đấy. Cụ thể:

  • Ngoài việc có thể thực hiện code như đã nói bên trên dù không cần quá giỏi thì bạn sẽ cần phải biết cách để xây dựng 1 team mạnh và quản lý, giám sát họ. Bạn sẽ cần kỹ năng để tìm được đúng đồng đội cùng chí hướng với bạn và khai thác được ở họ các tiềm năng. Nhận biết về nhân sự để chọn đúng người phù hợp với chiến lược đưa ra.
  • CTO cần phải có kỹ năng hiểu và giám sát quá trình làm sản phẩm: Trong quá trình để hoàn thiện 1 sản phẩm mới, sẽ có rất nhiều những yếu tố và công việc khác nhau cần thực hiện.
  • Một kỹ năng khác quan trọng không kém chính là tìm ra được những công nghệ mới và ứng dụng vào doanh nghiệp. Nghĩa là người làm CTO luôn phải không ngừng tìm hiểu, nắm bắt, nghiên cứu và cập nhật xu thế về công nghệ, biết công nghệ nào tốt, hay và thích hợp với công ty mình.
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phát triển kinh doanh
  • Tính kiên nhẫn
  • Khả năng thích ứng.

Xem thêm: Top 10 kỹ năng mà lãnh đạo cần có thời hiện đại

No3: Thử thách đối với một CTO là gì?

Bạn có biết đối với CTO thì thử thách của họ là gì không? Thử thách lớn nhất có lẽ chính là tìm được đồng đội để cùng thực hiện những chiến lược đã đề ra. Tìm được người tài, nhiệt tình và tự tin, có trách nhiệm không hề đơn giản. Vì thế vấn đề tuyển dụng nhân sự với CTO luôn thật sự nan giải. Vậy làm thế nào để tìm được người tài?

  • Đương nhiên là tuyển, test, theo dõi và giám sát quá trình làm việc.
  • Quan trọng hơn là sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó ngại khổ hay cùng với các đồng đội và CTO đi đến thành công.

No4: Lời khuyên cho các CTO

  • Phải có tầm nhìn và tìm được đúng đồng đội cùng sát cánh với mình. Nghĩa là hãy chọn đúng người làm đúng việc và làm hiệu quả, đúng sở trường của họ.
  • Chọn được kỹ thuật đúng cho từng sản phẩm cũng như mang đến những quyết định đúng. Quan trọng hơn nữa chính là cần phải có đam mê xây dựng 1 sản phẩm mà mọi người đều cần, đều muốn và đều dùng.
  • Bạn muốn trở thành 1 CTO, bạn có đam mê với công nghệ không? Trước hết 1 CTO luôn phải hết mình với công việc. Ngoài ra thì họ sẽ phải dự liệu được tốc độ mà team của mình thực hiện đến đâu, sự hiệu quả có không và mức độ thành công là bao nhiêu? Từ đó mới đưa ra những quyết định đúng đắn.
chief technology officer là gì
CTO luôn phải hết mình với công việc và có niềm đam mê với công nghệ

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây chính là những chia sẻ về “CTO là gì” nằm trong chủ đề “Góc khỏi nghiệp” để bạn có thể nắm rõ hơn về chức vụ trên. Bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin này hoặc nếu bạn muốn biết thêm điều gì đó về CTO hoặc muốn chia sẻ sự hiểu biết của mình về giám đốc công nghệ, hãy liên hệ với TaxPlus để được hỗ trợ theo:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 21/11/2019 @ 21:19

Đánh giá bài viết post