Để xây dựng một website hiệu quả, bên cạnh việc tăng traffic bạn còn cần tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) góp phần tác động tới số lượng khách hàng/đơn hàng/doanh thu của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website hiệu quả? Cùng TaxPlus tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
CRO là gì? Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website (CRO) là gì?
CRO là viết tắt của Conversion Rate Optimization, nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website. Đây là quá trình kiểm tra, phân tích trang web để đưa ra, thử nghiệm những giải pháp giúp tăng tỷ lệ lượng khách hàng vào website và thực hiện các hành động theo mục đích của doanh nghiệp như: đặt hàng online, gọi điện tư vấn, điền form,…
Trong Marketing chúng ta sẽ bắt gặp thuật ngữ “Convert” nghĩa là chuyển đổi. Đây là trạng thái những đối tượng truy cập, đọc thông tin trên trang của bạn trở thành khách hàng tiềm năng hoặc người mua hàng thông qua một số hành động như: mua sản phẩm từ web, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, yêu cầu báo giá, điền form thông tin, đăng ký dùng thử,…
Ở đây, khách hàng có thể mua hàng ngay hoặc không. Tuy nhiên, chỉ cần khách hàng thực hiện hành động trên trang với động cơ mua hàng hoặc quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của bạn thì đều được tính là một lượt chuyển đổi.
Trên thực tế, tất cả những đối tượng thực hiện hành động trên trang web sẽ không thể trở thành 100% người mua hàng của doanh nghiệp. Do đó, người ta sử dụng chỉ số tỷ lệ chuyển đổi – CR (Conversion Rate) để đo lường % trên tổng số thực hiện hành vi chuyển đổi. Công thức tính CR như sau:
Tỷ lệ chuyển đổi (CR) = (Số lượng chuyển đổi/Số lượng khách truy cập) * 100%
Lúc này, công việc của người làm Marketing đó là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website nhằm mở rộng khách hàng cũng như góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
CRO và SEO có liên hệ gì?
CRO và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) có mối liên hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau với mục đích tăng lượng truy cập, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và từ đó thúc đẩy họ mua hàng.
SEO giúp thu hút khách hàng truy cập website. Một phần khách hàng trong số đó sẽ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hoặc người mua hàng. Nếu khách hàng truy cập vào website càng chất lượng, tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao. Ngược lại, khi bạn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website với những yếu tố như: nội dung, hình ảnh, giao diện website, trải nghiệm người dùng,… cũng sẽ giúp SEO tốt hơn.
Những yếu tố hỗ trợ tối ưu hóa cả CRO và SEO đó là:
- Cấu trúc website: Một trang web có cấu trúc với phân mục rõ ràng sẽ giúp khách hàng dễ tìm kiếm thông tin. Bên cạnh đó, cấu trúc trang tốt cũng giúp Google nhận ra và đánh giá tầm quan trọng của từng nội dung trên website của bạn. Để xây dựng cấu trúc website phù hợp, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình muốn gì và bạn muốn đem lại lợi ích gì cho họ.
- Nội dung: Đây là một trong những yếu tố chính xây dựng nên website. Content chất lượng, hữu ích sẽ cung cấp những thông tin giá trị cho người đọc, giúp họ tiếp cận tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tăng cơ hội bán hàng. Ngoài ra, nội dung tốt sẽ giúp bạn có thứ hạng cao, tăng traffic cho website, mở rộng tệp khách hàng.
- Các yếu tố kỹ thuật trên website: Để giúp website tăng thứ hạng cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng, bạn nên kết hợp áp dụng các yếu tố về kỹ thuật như: cải thiện tốc độ tải trang; giao diện thân thiện, dễ dùng; SEO onpage, offpage,…
Tại sao cần tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website?
Thấu hiểu và mở rộng tập khách hàng
Để tối ưu CRO bạn cần nghiên cứu khách hàng của mình cần gì, họ đang gặp vấn đề gì, hành vi của họ ra sao, làm thế nào để website của bạn khiến khách hàng hài lòng,… Từ đó, bạn đưa ra giải pháp phù hợp. Cũng nhờ quá trình này bạn sẽ hiểu hơn về chân dung khách hàng, đối tượng truy cập website của mình. Nếu tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website thành công chắc chắn tập khách hàng của bạn sẽ được mở rộng hơn.
Tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận
Phát triển website là một cách đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo truyền thông cho website khá lớn. Vì vậy, nếu chúng ta biết cách tận dụng, phát triển website tự nhiên và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website (CRO) thì chi phí Marketing sẽ giảm đáng kể, đồng thời tăng mức lợi nhuận. Ngoài ra, tỷ lệ chuyển đổi được tối ưu khiến tập khách hàng mở rộng thì cơ hội tăng lợi nhuận cũng có thể cao hơn.
Ví dụ: Cùng với 1 mức chi phí Marketing, mỗi lượt chuyển đổi mang lại lợi nhuận 50.000đ:
- Khi chưa tối ưu CRO: trung bình 1000 traffic trên website có 1 chuyển đổi. Lúc này lợi nhuận là 50.0000đ.
- Khi tối ưu CRO: trung bình 1000 traffic trên website có 4 chuyển đổi. Lúc này lợi nhuận 200.000đ.
Nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu
Website của bạn cần tạo độ tin tưởng với khách hàng, khi đó họ mới ra quyết định mua sản phẩm, đặt dịch vụ, hay điền form cung cấp thông tin cá nhân,… trên trang. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp bạn có những phản hồi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thì mức độ uy tín của thương hiệu sẽ ngày càng tăng cao.
Xem thêm:
4 giai đoạn để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi, thu thập dữ liệu
Trước khi bắt tay thực hiện tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hóa tối đa. Ví dụ: mục đích của bạn là khách hàng đăng ký email nhận khóa học miễn phí. Vậy mục tiêu của bạn sẽ là: thời gian thực hiện bao lâu, lượng traffic vào website là bao nhiêu, tương ứng với số traffic đó là bao nhiêu người đăng ký email.
Trên cùng một website bạn có thể đặt ra nhiều mục đích khác nhau cho mỗi page. Tương ứng mỗi mục đích sẽ có một hay nhiều mục tiêu cụ thể. Sau khi có mục tiêu rõ ràng, hãy bắt đầu thu thập đầy đủ, chính xác dữ liệu của website như:
- Lượng traffic hiện tại.
- Nguồn truy cập của khách hàng.
- Time on page: thời gian trung bình trên page của khách hàng.
- Bounce Rate: tỷ lệ khách hàng thoát trang ngay khi truy cập vào trang web mà không xem thêm trang khác của website.
- Tỷ lệ chuyển đổi hiện tại, đồng thời đánh giá đâu là nội dung hay vị trí trên website đang thu hút khách hàng tương tác nhất.
- Hành trình người dùng truy cập, di chuyển trên website như thế nào?
- Một số yếu tố khác như: kênh truyền thông web, đặc điểm hành vi khách hàng truy cập hiện tại, thiết bị truy cập,…
Giai đoạn 2: Thiết lập giả thuyết thử nghiệm
Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu các dữ liệu đã thu thập được ở trên để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm hiện tại của website, lý do tại sao khách hàng không có hành động chuyển đổi trong hành trình truy cập của mình,… Bước này giúp bạn xác định các yếu tố làm CR thấp.
Ví dụ: Mục đích của bạn là muốn khách hàng đăng ký email nhận khóa học miễn phí. Một số chỉ số, vấn đề bạn cần kiểm tra là:
- Vị trí button đăng ký khóa học miễn phí có dễ nhìn không?
- Nội dung trên CTA đã đủ kích thích, nhấn mạnh vào việc khóa học này được miễn phí chưa?
- Chức năng của CTA bị lỗi không? Các trường điền thông tin đầy đủ chưa hay có quá nhiều trường thông tin khiến khách ngại không muốn đăng ký?
- Tốc độ tải trang khi thực hiện hành động như thế nào?
- Sau khi khách hàng đăng ký có nhận được thông báo đăng ký thành công không?…
Khi đã tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi, bạn triển khai thiết lập giả thuyết để thử nghiệm. Đó có thể là: đề xuất cải tiến UX/UI, chỉnh sửa content,…
Giai đoạn 3: A/B Testing nhanh
Giai đoạn 3 của quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website đó là thực hiện thử nghiệm các giả thuyết trên bằng phương pháp A/B Testing. Vậy A/B Testing là gì? Có thể hiểu đơn giản đây là phương pháp bạn thử nghiệm 2 hoặc nhiều phiên bản của một thành phần hoặc webpage trong cùng môi trường, tình huống. Sau đó, bạn sẽ đánh giá được phiên bản nào hiệu quả hơn để áp dụng thực tế trên website. Những yếu tố bạn thử nghiệm ở đây có thể là landing page, banner, email, CTA,…
Sau khi đã biết A/B Testing là gì?, để thực hiện phương pháp thử nghiệm này bạn làm các bước sau:
- Bước 1: Xác định mẫu thử, thời gian test A/B. Lưu ý, mẫu thử nghiệm phải đủ lớn, xác định thời gian test tránh giai đoạn mùa vụ, hoặc thời gian quá ngắn sẽ không phản ánh chính xác.
- Bước 2: Công cụ sử dụng thử nghiệm phù hợp: cài đặt những phần mềm Split Test trên website. Những công cụ này sẽ phân tích hành vi người dùng chuyên sâu, giúp bạn có kết quả chính xác.
- Bước 3: Xây dựng nội dung thử nghiệm ví dụ: thiết kế, điều chỉnh giao diện website, cập nhật nội dung, thay đổi hình ảnh,…
- Bước 4: Tiến hành test: trong lúc này từ bản gốc A hãy cố gắng tạo ra nhiều phiên bản B mới để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
Giai đoạn 4: Đo lường, đánh giá và ứng dụng diện rộng
Sau khi hết thời gian A/B Testing bạn thực hiện thu thập kết quả về các chỉ số như: lượng truy cập tới thử nghiệm, kết quả về tỷ lệ chuyển đổi trong mỗi phiên bản đã đạt mục tiêu chưa, tỷ lệ thoát trang giữa các phiên bản,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần đánh giá CRO và ROI (Return On Investment – tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí).
Từ báo cáo kết quả này, bạn quay lại so sánh với mục tiêu ở giai đoạn 1, đánh giá ưu nhược điểm mỗi phiên bản và lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất. Khi đã có phương án tốt nhất, bạn có thể tiến hành áp dụng cho các page tương tự khác trên site để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Các công cụ hỗ trợ CRO
Để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website nhanh chóng và chính xác, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ CRO như:
- Google Analytics, Search Console: giúp thống kê traffic và các chỉ số của website để áp dụng ở giai đoạn 1, 2 của quá trình tối ưu CRO.
- Microsoft Clarity, Nelio: có chức năng tracking, đo lường hành vi người dùng trên website.
Lưu ý khi thực hiện tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website
Để quá trình tối ưu hóa CRO đạt hiệu quả bạn cần lưu ý:
- Thực hiện đầy đủ từng giai đoạn, không thực hiện “nhảy cóc” dễ gây thiếu sót.
- Nghiên cứu và phân tích các dữ liệu kỹ càng tránh thực hiện thay đổi nội dung, cấu trúc website,… theo ý kiến chủ quan nhiều.
- Đầu tư nội dung, thông điệp chất lượng cho các page giúp thu hút và giữ chân thu hút khách. Đồng thời, các CTA cần nổi bật, dễ sử dụng.
- Tránh test quá nhiều phiên bản đặc biệt với dạng hiển thị pop-up làm giảm trải nghiệm khách hàng.
- Thường xuyên lặp lại quá trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website. Hành vi người dùng, xu hướng marketing,… luôn thay đổi mỗi ngày. Vì vậy, nếu không liên tục cập nhật, cải tiến, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, website của bạn sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm:
Lời kết
Bài viết trên của Tax Plus Blog đã giải đáp câu hỏi “CRO là gì?” và hướng dẫn cách thực hiện tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website hiệu quả. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để áp dụng thành công trong thực tế!
FAQ
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website (CRO) là gì?
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website (CRO) là quá trình kiểm tra, phân tích website, thử nghiệm những giải pháp giúp lượng khách hàng truy cập website và thực hiện các hành động theo mục đích của doanh nghiệp như: đặt hàng online, gọi điện tư vấn, điền form,… tăng lên.
Làm thế nào để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website?
Để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website (CRO), bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi, thu thập dữ liệu
- Bước 2: Thiết lập giả thuyết thử nghiệm
- Bước 3: A/B Testing nhanh
- Bước 4: Đo lường, đánh giá và ứng dụng diện rộng
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8