CRM Microsoft Dynamics là gì? Có nên dùng CRM Microsoft Dynamics?

CRM Microsoft Dynamics cung cấp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp. Với hơn 40,000 khách hàng, CRM Microsoft Dynamics là một trong những phần mềm CRM hàng đầu. Cùng TaxPlus tìm hiểu về phần mềm CRM của Microsoft trong bài viết dưới đây.

CRM Microsoft Dynamics là gì?

CRM Microsoft Dynamics là gì
CRM Microsoft Dynamics là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng do Microsoft phát triển và ra mắt năm 2003.

CRM Microsoft Dynamics là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng do Microsoft phát triển và ra mắt năm 2003. Phần mềm CRM này đang chiếm khoảng 2.7% thị phần CRM. Hiện Bắc Mỹ là thị trường chính với 50% doanh thu.

Trước đây CRM Microsoft Dynamics được phát triển dưới hình thức on-premises. Tuy nhiên, hiện nay Microsoft đã phát triển thêm bộ ứng dụng trên đám mây Dynamics 365. Và CRM Dynamics (Dynamics 365 Sales) là một trong ứng dụng thuộc Microsoft Dynamics 365.

CRM Microsoft Dynamics cung cấp cho doanh nghiệp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Người sử dụng có thể truy cập dữ liệu khách hàng, xác định cơ hội bán hàng, quản lý tương tác khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng CRM sẽ quản lý quan hệ khách hàng dễ dàng, giúp tăng hiệu quả kinh doanh và gia tăng doanh số.

Tính năng CRM Microsoft Dynamics

Tính năng của CRM Microsoft Dynamics
Tính năng của CRM Microsoft Dynamics

Hiện nay, người dùng của Microsoft đang dần chuyển từ CRM Microsoft Dynamics phiên bản on-premises sang phiên bản On Cloud. Vì vậy, nội dung dưới đây sẽ đề cập nhiều đến tính năng của phiên bản on cloud.

Xem thêm:  Chatbot là gì? Cách sử dụng Chatbot trong bán hàng online giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Quản lý dữ liệu khách hàng và cơ hội kinh doanh

  • Quản lý dữ liệu khách hàng đầy đủ với các trường thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email,…
  • Dự đoán và thông báo thông tin khách hàng có cơ hội chuyển đổi cao.
  • Trợ lý ảo hướng dẫn thực hiện các ưu tiên hàng ngày để giúp kiểm soát các cơ hội kinh doanh.
  • Lưu trữ lịch sử giao dịch, tương tác và hành động đối với khách hàng.

Báo cáo, phân tích kết quả kinh doanh

  • Phân tích dữ liệu và đưa ra những thông tin phù hợp giúp ích cho quản lý quan hệ khách hàng.
  • Phác thảo dữ liệu và tạo các báo cáo chuyên sâu bằng Power BI ngay trên giao diện phần mềm.
  • Azure Machine Learning giúp đề xuất các báo cáo tự động, cũng như phân tích cơ hội kinh doanh hay cơ hội bán chéo.

Hỗ trợ các hoạt động marketing

  • Lưu trữ chiến dịch và hoạt động marketing.
  • Theo dõi và phân loại khách hàng từ lead đến cơ hội.
  • Tạo hành trình khách hàng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi

  • Cho phép người dùng truy cập vào hệ thống từ tất cả các thiết bị kết nối với internet như máy tính, laptop, tablet, smartphone,…
  • Các tính năng mobile app cũng được Microsoft thiết kế dễ sử dụng như danh sách có thể chỉnh sửa, bố cục mới, chế độ xem và nhận cảnh báo theo thời gian thực.

Tích hợp với các ứng dụng khác

  • Tích hợp với các ứng dụng chính của Microsoft bao gồm: Office 365, Outlook, Skype, SharePoint, Power BI,…
  • Tích hợp với LinkedIn, cho phép truy cập vào hơn 500,000 dữ liệu người dùng Linkedln.
  • Tích hợp SMS, Data center, tự động hoá liên lạc với khách hàng như chúc mừng lễ tết, chúc mừng sinh nhật.
  • Tích hợp các ứng dụng khác như Adobe Document Cloud – Tạo chữ ký số; ProntoForms – truy cập ngoại tuyến trên thiết bị di động,…
Xem thêm:  Mô hình AIDA là gì & 4 bước áp dụng mô hình AIDA trong Marketing

Xem thêm:

So sánh CRM Microsoft Dynamics on-premises và on Cloud

CRM Microsoft Dynamics on-premises và on Cloud

Hiểu một cách đơn giản, dữ liệu trên CRM Microsoft Dynamics on-premises sẽ được đặt tại ngay chính hệ thống máy chủ ở doanh nghiệp. Còn với phiên bản on cloud, dữ liệu sẽ được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây.

Để cân nhắc nên lựa chọn phiên bản nào, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các thông tin sau:

CRM Microsoft Dynamics on-premises

  • Hệ thống được cài đặt trên các máy chủ, dữ liệu được lưu trữ tại chỗ.
  • Tính di động, linh hoạt kém do bị hạn chế vào PC đã cài đặt.
  • Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống công nghệ thông tin cao.
  • Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính bảo mật dữ liệu.
  • Cập nhật, nâng cấp tính năng phức tạp do không tự động đồng bộ toàn hệ thống.

CRM Microsoft Dynamics on cloud

  • Hệ thống được triển khai trên cloud và được quản lý bởi máy chủ của nhà cung cấp.
  • Tính di động, linh hoạt cao. Người dùng có thể truy cập vào hệ thống bằng bất cứ thiết bị nào và từ bất cứ đâu có internet.
  • Không mất chi phí đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hay vận hàng, quản lý; mất chi phí người dùng hàng tháng hoặc hàng năm.
  • Nhà cung cấp đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
  • Cập nhật, nâng cấp tính năng từ xa và nhanh chóng cho toàn hệ thống.

Từ các thông tin trên có thể thấy hệ thống CRM on cloud có nhiều điểm nổi trội. Người dùng sử dụng phiên bản on cloud cũng tiện lợi hơn hẳn bản on-premises khi có thể truy cập vào hệ thống CRM mọi lúc, mọi nơi.

Thực tế trên thị trường, điện toán đám mây đang được xem là xu thế công nghệ mới. Các nhà cung cấp cũng tập trung cung cấp giải pháp CRM trên đám mây.

Xem thêm:  CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website

Xem thêm:

Chi phí phần mềm CRM Microsoft Dynamics

Chi phí của phần mềm CRM Microsoft Dynamics

CRM Microsoft Dynamics có giá khoảng 65$ – 135$/người dùng/tháng. Một doanh nghiệp có khoảng 10 user sẽ cần bỏ ra 187,000,000vnđ – 390,000,000/năm.

Có nên lựa chọn CRM Microsoft Dynamics

CRM Microsoft Dynamics

Để đưa ra quyết định có nên lựa chọn CRM Microsoft Dynamics không, doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc nhiều yếu tố. Mỗi phần mềm CRM sẽ có những đặc điểm khác nhau về tính năng và công năng.

Quan trọng hơn cả là phần mềm phù hợp và phục vụ được đa số yêu cầu của doanh nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo các ưu điểm và hạn chế của CRM Microsoft Dynamics dưới đây để đưa ra quyết định lựa chọn.

Ưu điểm

Giao diện thân thiện, sử dụng dễ dàng

Ưu điểm được đánh giá cao ở CRM Microsoft Dynamics là giao diện thân thiện. Người dùng mới dường như mất rất ít thời gian để tiếp cận và làm quen. Các tính năng trong phần mềm cũng khá đơn giản và dễ hiểu.

Bảo mật

CRM Microsoft Dynamics có tính bảo mật cực cao khi Microsoft đã chỉ ra khoản đầu tư khoảng 1 tỉ đô la chỉ cho hoạt động bảo mật.

Tích hợp với các ứng dụng Microsoft: Office, Power BI, Skype,…

Một điểm mạnh nữa là CRM Dynamics nằm trong hệ sinh thái Microsoft. Như vậy phần mềm này dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác của Microsoft như Word, Excel, Power Point, Power BI, Skype để tăng trải nghiệm khách hàng.

Hạn chế

Nền tảng chậm

Hạn chế này được nhiều doanh nghiệp sử dụng CRM Microsoft Dynamics cùng có phản hồi chung. Lý do được đưa ra do các ứng dụng thuộc nền tảng Microsoft cần thời gian để đồng bộ và thực hiện các tác vụ cơ bản.

Không hỗ trợ tiếng Việt

TCRM Microsoft Dynamics chưa hỗ trợ tiếng Việt sẽ gây ra không ít khó khăn cho người dùng Việt tiếp cận phần mềm.

Chi phí đầu tư cao

Chi phí đầu tư CRM Microsoft Dynamics có thể lên đến vài trăm triệu/năm. Đây là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận với phần mềm này.

Xem thêm:

Lời kết

Mỗi doanh nghiệp sẽ có lĩnh vực hoạt động, hình thức hoạt động và quy mô khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mình, các doanh nghiệp sẽ có quyết định lựa chọn phần mềm CRM phù hợp. Hy vọng bài viết trên của Tax Plus Blog sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp bạn khi tham khảo CRM Microsoft Dynamics.

Đánh giá bài viết post