CPA trong kế toán là gì? Vai trò và Trách nhiệm trong CTY ra sao?

CPA là gì? Với người chuyên ngành chắc sẽ không cần phải quan tâm nhiều vì họ biết rõ về chứng chỉ này. Tuy nhiên, những người mới theo đuổi nghề thì CPA có lẽ vẫn là một thuật ngữ xa lạ. Vì thế bạn sẽ cần phải chú ý đến để tìm hiểu và xem xét CPA là gì. Cùng TaxPlus tìm hiểu và nắm rõ hơn CPA trong kế toán là gì nhé.

CPA trong kế toán là gì?

CPA là viết tắt của từ Certified Public Accountants. Được tạm hiểu là kế toán viên có chứng nhận toàn cầu. CPA được xem là cố vấn tài chính chuyên nghiệp mà các cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp rất cần.

Chứng chỉ CPA tại Việt Nam là một dạng chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên. Quyền điều hành các cuộc kiểm toán hay ký vào các báo cáo kiểm toán chỉ có kiểm toán viên mới thực hiện được. Vì thế nếu nhân viên kế toán mà không có chứng chỉ CPA thì chỉ được gọi là trợ lý kiểm toán viên mà thôi.

cpa là gì
CPA được viết tắt bởi từ Certified Public Accountants trong tiếng Anh

Xem thêm: GDP là gì?

Vậy chứng chỉ CPA có tầm quan trọng như thế nào?

Không phải ngẫu nhiên chứng chỉ CPA lại được xem là chứng chỉ quan trọng đối với một người theo đuổi nghề kế toán. Bởi lẽ chứng chỉ này vô cùng quan trọng, được xem là điểm cộng hay tách biệt level giữa những người theo đuổi nghề kế toán. Cụ thể:

  • Có tới 52% các nhà hoạch định chiến lược coi chứng chỉ CPA là một thước đo để đánh giá chuyên môn đáng tin cậy nhất đối với các kế toán viên. Có tới 3/4 các nhà hoạch định chiến lược coi đây là chứng chỉ hoàn hảo để đánh giá về trình độ của các kiểm toán viên.
  • Chắc bạn cũng biết về MBA chứ? MBA là chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Rất nhiều người theo học những chuyên ngành liên quan muốn có được bằng thạc sỹ này. Tuyệt vời ở chỗ 12% các ứng viên đã sở hữu chứng chỉ CPA vượt qua được kỳ thi MBA cực kỳ danh giá được coi trọng. Có đến hơn 1/2 các nhà hoạch định chiến lược đã coi trọng chứng chỉ CPA và họ xem những người sở hữu chứng chỉ này là các chuyên gia.
  • Với các nhà hoạch định chiến lược họ đánh giá cao người sở hữu chứng chỉ CPA. Có tới 87% các nhà hoạch định chiến lược coi những người có chứng chỉ CPA như một tài sản vô giá trong tổ chức của họ. Thậm chí có tới gần 70% các nhà hoạch định chiến lược cực kỳ tin tưởng vào chuyên môn, tay nghề của những người đã có CPA.
  • Đương nhiên với sự đánh giá cao từ những nhà hoạch định chiến lược, người sở hữu được CPA luôn được chào đón và đánh giá cao, tăng cơ hội tìm được nơi làm việc phù hợp với môi trường có đãi ngộ cao.
Xem thêm:  Top 6+ cách tra cứu mã số thuế cá nhân, Cty siêu nhanh [HOT 2023]

Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Những kỹ năng quản lý cấp trung cần có

Bạn đã thấy được rằng chứng chỉ CPA quan trọng như thế nào rồi chứ. Vì chứng chỉ này được công nhận toàn cầu và gần như những người có CPA có thể làm việc tốt, là những người tài giỏi nên hầu như người theo đuổi kế toán luôn mong muốn sở hữu nó.

điều kiện thi cpa
CPA được các nhà hoạch định chiến lược cực kỳ xem trọng

Nhiệm vụ của CPA là gì?

CPA có nhiệm vụ quan trọng bao gồm:

Tư vấn quản lý tài chính cho cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp. Nhiệm vụ này yêu cầu 1 CPA phải thực hiện: Quản lý đầu tư, phân tích kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kiểm toán, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán, chuẩn bị thuế,… Mục tiêu của CPA chính là giúp cho tổ chức tiết kiệm được tiền bạc và thời gian cho cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp đó.

Một CPA có tầm quan trọng vô cùng, được các nhà hoạch định chiến lược coi trọng, đánh giá cao nên họ cũng nhận được những đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn. Thu nhập trung bình của 1 kiểm toán viên tại Việt Nam sẽ dao động ở mức từ 400 – 500 USD/tháng. Với người làm kiểm toán viên có các chứng chỉ CPA Hoa Kỳ hay CPA Úc thì mức lương của họ có thể dao động từ 1000 – 2000 USD/tháng tùy theo số năm kinh nghiệm.

Xem thêm: CFO là gì? Vai trò, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng CFO trong CTY

Vậy làm thế nào để bạn có thể trở thành một CPA hoàn hảo?

Đơn giản thôi, muốn trở thành CPA thì không còn cách nào khác, chí ít là ở Việt Nam, bạn sẽ phải học, ôn thi và thi. Vì thế đừng tưởng ai cũng có thể sở hữu chứng chỉ này. Vì nó vô cùng quan trọng và được khuyên sở hữu nên hãy quyết tâm nếu bạn thật sự muốn có nó.

Xem thêm:  Top 8 Điều người lao động cần biết về sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Điều kiện để được tham dự kỳ thi CPA

Để tham dự kỳ thi CPA bạn sẽ cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Bạn phải có bằng tốt nghiệp từ cấp Đại học trở lên thuộc một trong số các chuyên ngành như:

Kế toán, tài chính, kiểm toán, ngân hàng; Hoặc bạn cũng có thể tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải có tổng số các học trình môn học về kiểm toán, kế toán hay tài chính, phân tích các hoạt động tài chính hay thuế đạt từ 7% trở lên trên tổng số các học trình của cả chương trình đại học của bạn.

Bạn cũng có thể tham gia nếu bạn đã tốt nghiệp các chuyên ngành khác và có chứng chỉ hoàn thành khóa học nếu được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kiểm toán, kế toán.

Xem thêm: CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY

cpa là chứng chỉ gì
Bạn phải có bằng tốt nghiệp từ cấp Đại học trở lên thuộc một trong số các chuyên ngành như: Kế toán, tài chính, kiểm toán, ngân hàng…

Bạn cần có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên

Sẽ thật tiếc với những người vừa ra trường với các ngành học này. Muốn có được chứng chỉ CPA bạn còn cần phải có cả kinh nghiệm. Ít nhất bạn phải có 5 năm làm việc ở vị trí kế toán, tài chính hoặc ít nhất là 4 năm ở vị trí trợ lý kiểm toán.

Nhìn chung điều kiện để trở thành CPA cũng không đơn giản chút nào. Vì thế khi sở hữu được chứng chỉ này, không khó hiểu tại sao các nhà hoạch định chiến lược lại đánh giá cao và coi trọng những người đã vượt qua được kỳ thi dành CPA.

Kỳ thi dành chứng chỉ CPA

Để dành được chứng chỉ CPA, người theo đuổi sau khi đã có đủ các điều kiện đáp ứng chứng chỉ này sẽ phải trải qua 1 kỳ thi gồm 7 môn khác nhau bao gồm:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp;
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao;
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
  • Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao;
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Ngoại ngữ trình độc C tùy chọn có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung).

Sau khi bạn đủ điều kiện tham dự và vượt qua kỳ thi này, ứng viên sẽ chính thức trở thành một CPA. Bạn có thể thở phào nhẹ nhõm vì sự nghiệp của mình đã ở 1 tầm cao mới rồi.

Xem thêm:  Khấu hao là gì? Ý nghĩa và Cách tính khấu hao chính xác

Xem thêm: SKU là gì? Những thông tin cần biết về SKU

Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA

1. Phiếu đăng ký dự thi:

  • Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.
  • 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú;

4. Bản sao bằng tốt nghiệp được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu là bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ số tiết của tất cả các môn học. Nếu người dự thi nộp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ ngành học có chứng thực.

5. 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.

Xem thêm: Founder là gì, Co-Founder là gì

Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Vì rất nhiều người mong muốn sở hữu được chứng chỉ CPA nên bạn cũng hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm ôn thi để sở hữu một chứng chỉ này. Cụ thể:

Bước 1: Hãy xác định trọng tâm kiến thức để ôn thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Bạn cần xác định trong quyển giáo trình vì thường sẽ có khoảng 30% là kiến thức cốt lõi và còn lại 70% là các kiến thức bổ sung. Với 30% kiến thức cốt lõi đó sẽ chiếm tới 70% nội dung của bài thi. Hãy nhớ và nắm chắc 30% kiến thức đó.

chứng chỉ cpa việt nam
Hãy xác định 30% kiến thức trọng tâm trong giáo trình để ôn thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Xem thêm: COO là gì? Vai trò & Trách nhiệm tối thượng của COO trong doanh nghiệp

Bước 2: Tìm hiểu về thông tin và kỹ năng để trình bày bài thi CPA

Bạn có thể học cách trình bày bài thi CPA của mình như sau:

  • Hãy phân bổ và quản lý thời gian làm bài đối với từng câu, tránh phân bổ không hợp lý, dành quá nhiều hoặc quá ít thời gian cho 1 câu nào đó. Chỉ nên dành không quá 35 phút cho mỗi câu vì bài thi sẽ có 5 câu và yêu cầu bạn hoàn thành trong 180 phút.
  • Đừng bỏ sót bất cứ câu nào để tránh bị mất điểm đáng tiếc.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Nhìn chung chứng chỉ CPA trong kế toán là vô cùng quan trọng và bạn đã hiểu CPA là gì và cần phải nắm rõ rằng chứng chỉ này sẽ giúp bạn chiếm lợi thế hơn nhiều khi làm việc. Vì thế nếu cần chứng chỉ này, hãy kiên trì theo đuổi, ôn thi và đạt kết quả tốt hơn. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin, có thể liên hệ với Tax Plus theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 14/11/2019 @ 22:12

Đánh giá bài viết post