COO là gì? Vai trò & Trách nhiệm tối thượng của COO trong doanh nghiệp

COO là gì? Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa COO với CEO vì đều có những chức vụ cao trong một tổ chức. Chính vì thế trong bài viết này TaxPlus sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về COO và phân biệt giữa hai chức danh này và một số chức danh khác. Đồng thời chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để xem muốn trở thành một COO giỏi sẽ cần làm gì nhé.

COO là gì

COO là cụm từ viết tắt của “Chief Operating Officer”, theo nghĩa tiếng Việt thì đây cũng là Giám đốc điều hành. Người này sẽ đảm nhận việc điều hành hoạt động của một doanh nghiệp thường ngày. COO sẽ chịu trách nhiệm báo cáo cho Giám đốc điều hành CEO.

Trong một công ty, COO chỉ đứng sau CEO. Với một số tập đoàn COO còn được gọi là phó chủ tịch điều hành.

coo là chức danh gì
COO là giám đốc điều hành và chỉ đứng sau CEO

Sự khác biệt giữa COO và CEO

Vì đều được gọi là Giám Đốc điều hành nên rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai chức danh này. Tuy nhiên tại Việt Nam, CEO được dùng cho Tổng giám đốc. Ở phương Tây tại những công ty có quy mô lớn như tập đoàn thì CEO có vai trò quan trọng nhất đối với một công ty, người này nắm giữ những nhiệm vụ điều hành & ra quyết định cho tất cả các hoạt động của công ty. Nói dễ hiểu hơn, CEO là thủ lĩnh tối cao của công ty.

Với COO, người này có vai trò & quyền lực dưới CEO, COO sẽ làm việc với các cán bộ cao cấp khác của một công ty như CFO – Giám đốc tài chính, CTO – Giám đốc công nghệ. COO có trách nhiệm phải báo cáo công việc trực tiếp cho CEO.

Hiểu đơn giản về sự khác nhau này: CEO là Tổng Giám Đốc còn COO là Phó tổng giám đốc. Không phải công ty nào cũng có COO, điều này tùy thuộc vào quy mô, tổ chức có quy định hay không và do nhu cầu, khối lượng công việc cần có COO để san sẻ bớt công việc cho CEO.

Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Những kỹ năng quản lý cấp trung cần có

 

Sự khác biệt giữa COO & CEO
CEO là Tổng Giám Đốc còn COO được gọi là Phó tổng Giám đốc

Vai trò của COO là gì

Vai trò của COO không quy định cố định ở một vai trò nào đối với các công ty khác nhau. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề mà vai trò của COO sẽ khác nhau. Để tóm được hết vai trò của COO là rất khó. Tuy nhiên về cơ bản thì

Vai trò của COO bao gồm:

  • Thực hiện giám sát các hoạt động thường ngày của một công ty và thông báo cho CEO đối với các sự kiện quan trọng.
  • Tạo ra chiến lược cùng các chính sách hoạt động của công ty.
  • Thực hiện những chiến lược do CEO đề xuất
  • Thúc đẩy sự liên kết giữa các mục tiêu của công ty với nhân viên.
  • Giám sát thực hiện quản lý về nhân lực
  • COO cũng có thể là người chịu trách nhiệm sản xuất hay nghiên cứu và phát triển hay thậm chí là tiếp thị.
Vai trò của COO trong doanh nghiệp như thế nào
Vai trò của COO rất quan trọng, không cố định ở một vai trò nào tùy theo ngành nghề

Xem thêm: CFO là gì? Vai trò, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng CFO trong CTY

Để trở thành một COO cần tiêu chuẩn nào

Không phải công ty nào cũng cần tới COO nhưng một khi đã cần thì tiêu chuẩn để tuyển chọn COO cũng không phải dạng vừa. cụ thể:

  • Cần phải có chuyên môn kiến thức cùng kinh nghiệm sống. Hai yếu tố này cần bổ trợ cho nhau để đảm bảo COO có tài năng hơn người khác trong công ty (dưới CEO). Yêu cầu giáo dục tối thiểu đối với một COO là phải có bằng cử nhân kinh doanh hoặc cũng có thể là những môn học có liên quan đến kinh doanh. Nhiều tổ chức hiện nay ưa chuộng & ưu tiên với những người có bằng MBA.
  • Người có thể trở thành COO cũng là người cần có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực mà công ty hoạt động và phải thường xuyên, ít nhất là có 15 năm kinh nghiệm.
  • Đòi hòi kỹ năng lãnh đạo và quản lý bởi COO cũng là người chịu trách nhiệm đối với việc điều hành, quản lý nhân sự hay tiếp cận với các tình huống theo quan điểm sáng tạo.
Xem thêm:  Quy định về quyền tác giả - Chuẩn pháp lý 2023

KPI tiêu chuẩn dành cho COO

  • Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (Order Fulfilment Cycle Time)
  • Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT)
  • Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho (Inventory Shrinkage Rate – ISR)
  • Chênh lệch so với tiến độ dự án (Project Schedule Variance – PSV)
  • Chênh lệch chi phí dự án (Project Cost Variance – PCV)
  • Đo lường giá trị thu được (Earned Value Metric)
  • Thời gian tới thị trường (Time to Market)
  • Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield – FPY)
  • Mức độ gia công lại (Rework Level)
  • Chỉ số chất lượng (Quality Index)
  • Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (Overall Equipment Effectiveness – OEE)

Xem thêm: CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY

Tố chất cần có của một COO

Tố chất của Coo là gì

Tố chất lãnh đạo

Nếu chỉ có CEO có tầm nhìn của nhà lãnh đạo thì chưa đủ mà “người trợ lý” đắc lực của ông ta – COO cũng cần có cách nghĩ của một nhà quản trị lỗi lạc. Thử hỏi người trợ lý này không có tài “điều binh khiển tướng” thì toàn bộ các nhân sự trong công ty bao gồm các nhân sự cấp cao C – suit có thể trở thành những “quân cờ” tốt trên bàn cờ đa thế trận với những đối thủ đáng gờm được hay không?

Chưa kể rằng, con người sinh ra vốn dĩ không hoàn hảo. Ngay cả COO cũng vậy, họ cũng rất cần lắng nghe ý kiến của các giám đốc từ các phòng ban để đảm bảo quyền đóng góp cho tổ chức của mỗi thành viên. Như vậy, những người thuyền trưởng mới tránh được những quyết định sai lầm, để những “kẻ thuyền viên” từ tâm phục khẩu phục người lãnh đạo của họ mới đến được việc nỗ lực hoàn thiện bản thân nhằm cải thiện bức tranh doanh nghiệp mỗi ngày.

Kỹ năng giao tiếp

COO không chỉ lúc nào cũng ôm trong mình một “rổ” các ý tưởng mà đưa vào thực hiện. Nhân viên thời nay đâu phải chờ người lãnh đạo “chỉ đâu đánh đấy” và làm theo như một cái máy. Hơn thế nữa, giữa chốn công sở đầy áp lực và sự cô đơn bủa vây, họ rất cần những lời động viên chân thành và sự cổ vũ, chỉ bảo tận tình như suối nguồn không ngừng chảy từ những người thuyền trưởng như CEO và COO.

Từ đó, họ cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày được sếp yêu thương và học được nhiều điều mới mẻ từ doanh nghiệp và tự hứa sẽ học hỏi thật nhiều để nâng cấp bản thân, cống hiến lâu dài cho sự nghiệp chung.

Bên cạnh đó, nếu không có tài ăn nói, COO sẽ không thể “được lòng” các bên đối tác và khách hàng. Bởi Giám đốc vận hành cũng là một mắt xích quan trọng trong hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tại chốn làm việc, khủng hoảng giống như vị khách không mời mà đến vậy. COO cũng không phải ngoại lệ. Do đặc thù công việc phải làm việc với nhiều phòng ban, COO luôn “nằm lòng” bí quyết của một kẻ thành công: Sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng.

Từ chuyện khủng hoảng nhân sự đến bài toán gỡ rối tài chính, COO đều cần xử lý thật khéo léo từ chính cái tâm của một người lãnh đạo “thấu tình đạt lý”. Việc làm hài lòng “đôi bên” hay “nhiều bên” cũng khó như việc “làm dâu trăm họ” vậy. Nhân viên sai thì không dám mắng, khách hàng sai thì phải hiểu khách hàng luôn đúng. Hơn ai hết, họ hiểu việc gìn giữ các mối quan hệ với “người tài” và “khách hàng” quan trọng hơn cả vấn đề tăng trưởng doanh số.

Xem thêm:  Bản sao công chứng là gì? Bản sao khác gì bản photo?

Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo

Sáng tạo hay nỗ lực đi lên từ sự khác biệt đã và đang là tôn chỉ của bất cứ doanh nghiệp nào trong đấu trường sinh tử để tồn tại, để vượt trội, để làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng, để giữ chân khách hàng trước các “chiêu hớp hồn” của đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, COO cần phải sở hữu đầu óc sáng tạo hơn bất cứ ai. Sếp sáng tạo thì nhân viên sao dám cứng nhắc, rập khuôn?

Kỹ năng quản lý nhân sự

Từ các thành viên đến mỗi phòng ban trong công ty là một mắt xích nên sự phối hợp hoạt động luôn là điều cần thiết. COO chính là người thầy tận tụy đào tạo các thế hệ nhân viên trong doanh nghiệp. Con người của tổ chức không thể không có kỷ luật, càng không thể không có năng lực.

Tuy nhiên, để đi vào khuôn khổ của văn hóa doanh nghiệp, COO trước tiên cần đào tạo nhân viên của mình thói quen làm việc theo khẩu hiệu “sống chân thành, làm kỷ luật”. “Làm kỷ luật” ở đây là việc thực hiện nghiêm ngặt KPI cùng các nội quy và quy định của tổ chức. “Sống chân thành” là việc nhân viên luôn trung thực trong công việc, luôn khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi từ sếp và đồng nghiệp để tiến bộ từng ngày. Tựu chung lại, nếu không kết nối chặt chẽ với các nhân viên, nếu không quản trị được vấn đề “con người”, COO sẽ khó lòng tạo ra kỳ tích và các giá trị tươi đẹp mà doanh nghiệp hướng tới.

Nhân tố gây ảnh hưởng 

Trên hết, COO là người thầy – người gây ảnh hưởng sâu sắc bởi tài năng và phong cách lãnh đạo. Để đào tạo nên thế hệ nhân viên “chất” và “khủng” thì trước hết, họ cần phải là người thầy tận tụy ươm trồng những mầm xanh. Có yêu quý, có nể phục sếp, có gắn kết với doanh nghiệp thì nhân viên mới đủ lực để đương đầu với những khó khăn như câu chuyện KPI mỗi ngày, để “mỗi nhân viên là một nhà lãnh đạo” trong bức tranh kinh tế hối hả thời kỳ 4.0 này.

Xem thêm: TOP 10 doanh nhân nổi tiếng nhất mọi thời đại

Các nguyên tắc để trở thành một COO giỏi

Để trở thành một COO giỏi không hề đơn giản chút nào, bạn sẽ cần tới những nguyên tắc riêng. Vậy hãy thử áp dụng và tham khảo những nguyên tắc mà chúng tôi đưa ra dưới đây xem nhé.

No1: Hãy đặt câu hỏi cần phải làm gì?

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một nhà lãnh đạo giỏi chính là vấn đề này. Nếu như bạn không đặt ra được câu hỏi này thì có lẽ một giám đốc điều hành COO sẽ chẳng có quyền lực & tầm ảnh hưởng như mong muốn bởi hiệu quả bạn tạo ra không nhiều.

Khi đặt ra được câu hỏi “cần phải làm gì”, bạn sẽ xác định nhiệm vụ có tính khả thi nhất, đừng dại gì mà chia ra để làm tất cả vì sự thiếu tập trung, ôm đồm sẽ khiến cho bạn bị “loãng”. Hãy đặt ra thứ tự ưu tiên để giải quyết các nhiệm vụ, đừng sai lệch thứ tự đó để ưu tiên nhiệm vụ quan trọng hơn.

No2: Hãy xem xét “điều gì là đúng đắn nhất dành cho doanh nghiệp?”

Bạn sẽ cần phải đặt ra câu hỏi và xem điều gì là đúng đắn nhất cho doanh nghiệp này. Nhất là với những giám đốc điều hành cho doanh nghiệp gia đình, nhất là vấn đề về nhân sự.

Hãy tuân thủ nguyên tắc rằng, khi một thành viên nào đó trong gia đình được thăng chức hay nắm giữ chức vụ quan trọng hơn, đó phải là người xứng đáng hơn những người khác không thuộc trong gia đình. Chú ý đánh giá rõ ràng để tránh “con ông cháu cha”

Hãy ưu tiên lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu. Mặc dù đôi khi làm việc có thể sẽ đi theo cảm tính nhưng hãy nhớ ưu tiên lợi ích của doanh nghiệp.

Xem thêm: Founder là gì, Co-Founder là gì

chief operating officer là gì
Muốn trở thành COO giỏi cần phải học và luôn tỉnh táo trong mọi quyết định

No3: Hãy xây dựng một kế hoạch thành công

Nếu như bạn không chuyển những hiểu biết, chuyên môn của mình thành hành động thì có lẽ sẽ thật uổng phí. Cách thể hiện chuyên môn, năng lực chính là lên kế hoạch. Hãy nghĩ đến những kết quả mà bạn mong muốn, nghĩ đến những hạn chế & khó khăn có thể sẽ xảy ra, các vấn đề cần phải xem xét là gì và điều chỉnh lại trong tương lai ra sao, điểm nào cần phải kiểm tra hay cần phải có kế hoạch để phân bổ thời gian cho hợp lý nhất.

Xem thêm:  Chia sẻ 10 lĩnh vực HOT để khởi nghiệp

Một bản kế hoạch chính là 1 bản tường trình chứ không phải là bản cam kết hay sự ràng buộc cứng nhắc nào đó. Kế hoạch hành động nên được xem xét lại thường xuyên dựa theo sự thay đổi từ thực tế môi trường, thị trường kinh doanh hay nhân sự trong một doanh nghiệp.

No4: Cần phải sẵn sàng để chịu trách nhiệm cho các quyết định

Vì COO cũng là người có quyền quyết định đến một số vấn đề và không nhất thiết lúc nào cũng phải hỏi ý kiến của CEO. Tuy nhiên vấn đề này lại có hai mặt và đương nhiên khi quyết định sai lầm, hãy dũng cảm đối mặt với trách nhiệm.

Tuy nhiên để tránh các rủi ro thì lời khuyên dành cho COO là hãy cân nhắc kỹ các vấn đề khác nhau, tính toán kỹ để tránh các nguy cơ có thể thất bại hay gây thiệt hại lớn cho công ty.

No5: Hãy tập trung vào các cơ hội

Là một COO giỏi thì cơ hội cũng chính là vấn đề cần được nắm bắt rõ. Cơ hội để thành công, cơ hội để phát triển công ty… chính là cách thể hiện năng lực, sự nhạy cảm và thông minh của một COO. Mặc dù quyền hạn của COO đứng sau CEO nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể chớp lấy thời cơ nếu như nó giúp cho công ty phát triển hiệu quả. Và thông qua CEO, hãy chứng tỏ cơ hội bạn tận dụng được là đúng đắn.

Phân biệt COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

Các chức vụ COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO đều rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu và phân biệt các chức vụ này như sau:

COO

COO có chức vụ đứng sau CEO, nhận chỉ đạo từ CEO để hỗ trợ các công việc liên quan đến họp bàn, hỗ trợ, lãnh đạo khác nhau,… Tính chất công việc khá phức tạp vì thế, CEO cần sự hỗ trợ từ COO để có thể quản lý cũng như sắp xếp thời gian hợp lý.

CEO

Viết tắt của từ Chief Executive Officer – gọi là tổng giám đốc điều hành. Đây là những người có chức danh cao trong công ty, họ nắm giữ khá nhiều trách nhiệm quan trọng và điều hành, ký duyệt các yêu cầu.

Xem thêm: CPA trong kế toán là gì? Vai trò và Trách nhiệm trong CTY ra sao?

CCO

Là giám đốc kinh doanh. Đây cũng là chức danh quan trọng trong công ty. CCO đảm nhận chức vụ điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm. Và họ là những người theo dõi cũng như phân tích thị trường để đưa ra chiến dịch kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

CFO

Là giám đốc tài chính. Chức danh này phụ trách các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Họ làm các công việc nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính và thực tiếp lập kế hoạch cũng như sử dụng vốn, nguồn và đưa ra các cảnh báo tài chính.

CPO

Là giám đốc sản xuất. Chức danh này chịu trách nhiệm tạo và duy trì các hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ. Họ là những người đốc thúc, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra đúng kế hoạch. Họ là những người đánh giá khả năng sản xuất cũng như kiểm chứng sản phẩm.

CHRO

Là giám đốc nhân sự. Chức danh này có nhiệm vụ quản lý đội ngũ nhân viên. Họ lập kế hoạch tuyển dụng, chiến lược cho việc đào tạo và thăng tiến của các phòng ban. Họ cũng là người xây dựng văn hoá công ty.

CMO

Là giám đốc marketing. Họ quản lý các thủ tục liên quan đến Marketing. Và vai trò chính của chức vụ này là tìm kiếm khách hàng bằng hình thức truyền thông, tiếp thị, quảng cáo. Đặc thù của vị trí này là chuyên môn phức tạp và phải có kinh nghiệm thực tiễn tốt. Mức lương của COO bao nhiêu?

Một vấn đề mà khá nhiều người thắc mắc đó chính là mức lương của công việc COO này. Tùy theo từng độ tuổi, tính chất công việc, kinh nghiệm mà mức lương COO có những thay đổi riêng. Tuy nhiên mức lương trung bình rơi vào khoảng từ 30 – 80 triệu VNĐ/ tháng. Và nếu như làm tại công ty nước ngoài thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Trên đây chính là những gì mà chúng tôi muốn bạn có thể hiểu COO là gì? Qua những thông tin trên đây, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về COO,  hiểu được tầm quan trọng của họ và biết nên làm gì để trở thành 1 COO giỏi. Nếu bạn thắc mắc gì, hãy liên hệ với Tax Plus theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 16/11/2019 @ 17:49

Đánh giá bài viết post