Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước – các quy định mới nhất

Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề quan trọng. Đây là chương trình quan trọng, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực, hỗ trợ của toàn dân tộc. Bởi chúng ảnh hưởng tới sự phát triển, bình ổn hay thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc vì sao vấn đề này lại có sự ảnh hưởng sâu sắc đến vậy? Lý do cần phải “cởi trói” các doanh nghiệp để lấy lại vị thế dẫn đầu kinh tế? Tất cả sẽ được Tax Plus giải đáp thông qua bài viết này. Theo dõi ngay để nắm bắt được những thông tin, quy định mới nhất.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là gì? 

Đây là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Có nghĩa là chuyển từ Nhà nước sở hữu sang hình thức nhiều người sở hữu. Chúng được thực hiện bằng việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản cho nhiều người thông qua bán cổ phần.

Nhà nước sẽ tiến hành chuyển nhượng một phần cổ phần hiện có cho các cổ đông khác. Các cổ đông mua lại số cổ phần này có đầy đủ quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Họ có thể tham gia vào việc đưa ra quyết định, xây dựng chiến lược phát triển, quản lý,… Đặc biệt cổ đông sẽ hưởng phần trăm lợi nhuận sau thuế tương ứng với số vốn bỏ ra. 

Chuyển đổi hình thức Nhà nước sở hữu sang nhiều người sở hữu
Chuyển đổi hình thức Nhà nước sở hữu sang nhiều người sở hữu

Điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Quy định tại Khoản 2, 3 Điều 2, Nghị định 126/2017/NĐ-CP đã nêu rõ: Để thực hiện quá trình này, đòi hỏi doanh nghiệp đó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Xem thêm:  Dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp CHỈ 600.000đ

Hai điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ

  • Không thuộc diện Nhà nước cần phải nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các doanh nghiệp nằm trong danh sách Nhà nước buộc phải sở hữu 100% vốn điều lệ. Tức là không cho phép việc các doanh nghiệp tư nhân sở hữu loại hình kinh doanh này. Đồng thời quyền quyết định về việc cổ phần hóa phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định tùy theo giai đoạn.
  • Còn số vốn Nhà nước sau khi đã được thực hiện xong các hoạt động. Bao gồm việc xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị hiện tại của doanh nghiệp.
Các điều kiện cần tuân thủ khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Các điều kiện cần tuân thủ khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Lưu ý: 

Cần chú ý đến các việc cần làm sau khi hoàn tất xử lý tài chính, xác định lại giá trị doanh nghiệp. Nếu giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì: :

  • Các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Tuân theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các chủ nợ,…để tái cơ cấu doanh nghiệp.
  • Nếu việc mua bán nợ nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi hoặc không hiệu quả. Doanh nghiệp cần tiến hành các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Đối với các doanh nghiệp còn lại: Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ đưa ra quyết định thực hiện những hình thức chuyển đổi khác

Trường hợp không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa

Dưới đây là các cá nhân, đơn vị không được phép mua cổ phần phát hành lần đầu của DNCPH:

  • Các thành viên viên thuộc Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Ngoại trừ các thành viên đại diện cho doanh nghiệp đó.
  • Những công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty. Hoặc tổ hợp công ty mẹ – con cũng thuộc diện không được phép.
  • Các tổ chức bán đấu giá cổ phần cũng như các cá nhân liên quan đến quá trình đấu giá.
  • Cá nhân có liên quan theo quy định của Khoản 17, Điều 4, LDN 2014. 
  • Các cá nhân, tổ chức được quy định tại Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
  • Các cá nhân, tổ chức tài chính trung gian tham gia vào hoạt động tư vấn cổ phần hóa. Bao gồm cả kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Không tính các tổ chức bảo lãnh phát hành, mua lại cổ phần chưa được phân phối theo hợp đồng bảo lãnh.
Xem thêm:  Thương lượng là gì? Đặc điểm và quy trình thương lượng
Các trường hợp không được mua cổ phần phát hành lần đầu
Các trường hợp không được mua cổ phần phát hành lần đầu

>>> Đọc ngay chủ đề: Kinh doanh đa cấp là gì? Tốt hay xấu trong thị trường kinh doanh?

Mục tiêu của việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Chương trình được tổ chức thực hiện các mục tiêu lớn sau đây:

  • Giúp chuyển đổi DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thành thành CTCP. Điều này giúp thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Từ đó chúng hỗ trợ tăng cường khả năng tài chính, nguồn cung tiền tăng, thúc đẩy đổi mới KHKT. Tất cả điều trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta.
Cổ phần hóa giúp phát triển kinh tế của nước nhà
Cổ phần hóa giúp phát triển kinh tế của nước nhà
  • Cho phép Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động có lợi ích cân bằng. Thông qua cổ phần hóa, doanh nghiệp sẽ tạo ra một môi trường công bằng, phát triển. Đảm bảo rằng các bên liên quan đều có lợi từ quá trình này. 
  • Tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Mục tiêu này buộc doanh nghiệp phải giải quyết tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ. Đồng thời, cần phấn đấu để phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán. 
Tại sao cần cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
Tại sao cần cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước

Thông qua việc thực hiện các mục tiêu trên, cổ phần hóa giúp đất nước phát triển bền vững. Đồng thời, các quyền lợi của mọi đối tượng liên quan đều được đảm bảo công bằng, bình đẳng.

>>> Nên xem: PNL là gì? Điểm quan trọng của PNL trong đầu tư kinh doanh

Xem thêm:  Hợp đồng công ty cho cá nhân mượn tiền mới nhất 2023

Các chi phí phát sinh khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Việc thực hiện cổ phần hóa sẽ có phát sinh các chi phí nhất định. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, các chi phí bao gồm:

Các khoản phải chi trực tiếp tại doanh nghiệp

  • Tiền thuê các tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa: Chi phí này giúp đảm bảo doanh nghiệp có đội ngũ tư vấn phù hợp. Từ đó xác định được giá trị doanh nghiệp, giá khởi điểm. Đồng thời đây là đơn vị hỗ trợ xây dựng phương án, hình thức cổ phần,…Việc thanh toán chi phí này sẽ tùy thuộc vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan. 

Thù lao của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc

  • Doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí hàng tháng đối với mỗi thành viên của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc. Mức thù lao sẽ không lớn hơn 2 lần mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức,…. Chỉ số mức lương cơ sở sẽ được Chính phủ quy định theo từng giai đoạn cụ thể.
  • Thời gian chi trả khoản thù lao này sẽ tùy vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không được vượt quá 2 năm kể từ ngày thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc.
Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện cổ phần hóa
Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện cổ phần hóa

Các chi phí khác có liên quan

Ngoài các khoản trên, bạn cần phải trả các khoản phí khác có thể phát sinh.

Các hình thức cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước

Hiện nay, có 3 hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cùng điểm qua những điểm chính của các hình thức này:

  • Giữ nguyên vốn của Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Đồng thời tiến hành phát hành thêm lượng cổ phiếu nhất định để tăng vốn điều lệ của tổ chức.
  • Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Hoặc lựa chọn kết hợp bán bớt một phần vốn vừa phát hành bổ sung cổ phiếu. 
  • Bán tất cả số vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Hoặc hình thức kết hợp vừa bán hết vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.
Những hình thức cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước
Những hình thức cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước

Chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin mới nhất về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Mong rằng với các chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm này. Đừng quên ghé thăm Tax Plus để tham khảo thêm các bài viết hữu ích trong lĩnh vực kinh tế. 

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ văn phòng ảo, văn phòng đại diện, giải pháp kế toán,…uy tín, chất lượng. Với sứ mệnh mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thiện dịch vụ. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi. 

Đánh giá bài viết post