Nếu như bạn chuẩn bị vay tiền để giải quyết các vấn đề tài chính cũng như đầu tư vào dự án nào đó thì CIC là gì sẽ là thuật ngữ bạn cần hiểu. Vậy bạn có biết CIC được hiểu như thế nào và cách thức hoạt động ra sao không? Cùng TaxPlus tham khảo để nắm rõ hơn qua những thông tin dưới đây.
CIC là gì?
CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center trong tiếng Anh. Bạn có thể hiểu CIC nghĩa là “Trung Tâm thông tin tín dụng”. CIC là một tổ chức thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nghĩa là mọi thông tin thu nhận, phân tích, lưu trữ hay dự báo, xử lý liên quan đến tín dụng của các tổ chức hay cá nhân sẽ được CIC nắm bắt hết nhằm phục vụ cho hoạt động tin dụng của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng.
CIC hoạt động như thế nào?
Tổ chức CIC sẽ nhận về các thông tin từ những ngân hàng như: Các khoản vay, tên của người vay tiền hoặc tổ chức vay tiền và quá trình thanh toán các khoản vay. Qua những thông tin đó, tổ chức CIC sẽ tổng hợp và lưu trữ dữ liệu về lịch sử tín dụng của một cá nhân/ tổ chức. Sau đó thông qua hệ thống dữ liệu này, khi cá nhân hay tổ chức nào có khoản vay sẽ được tra cứu và xem lịch sử để xét duyệt khoản vay.
Tổ chức CIC lưu trữ lại những thông tin nào của khách hàng?
Tổ chức CIC lưu lại những thông tin của khách hàng như sau:
- Thông tin khoản vay hoặc số tiền còn lại mà cá nhân, tổ chức còn nợ ngân hàng.
- Mục đích vay vốn từ ngân hàng của cá nhân hay tổ chức
- Hợp đồng vay vốn tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức được ký với ngân hàng nào?
- Thời gian vay vốn và thời gian phải tiến hành trả nợ khoản vay cũng như thời gian hoàn trả món nợ đã vay của khách hàng là bao lâu?
- Việc trả nợ của cá nhân và tổ chức diễn ra như thế nào ?
- Nhóm nợ mà doanh nghiệp hoặc cá nhân là gì?
- Khi vay cá nhân và tổ chức đã dùng tài sản nào để thế chấp?
Chức năng của tổ chức CIC là gì?
Những thông tin được cập nhật và lưu trữ về lịch sử tín dụng tại hệ thống của tổ chức CIC sẽ có chức năng sau đây:
- Là cơ sở để giúp các ngân hàng xác thực được lịch sử tín dụng của các cá nhân và tổ chức.
- Giúp các ngân hàng có quyết định chính xác trong việc xét duyệt vay vốn, tránh thất thoát hoặc gây ra tình trạng nợ xấu hoặc phải dùng tới các biện pháp thu hồi, cưỡng chế.
Chức năng của tổ chức CIC rất quan trọng trong việc xác định nợ xấu của một cá nhân hay tổ chức nói chung với các ngân hàng. Nhờ thế giảm thiểu được rủi ro để tránh cho vay và đối tượng vay không hoàn lại khoản vay theo đúng thời hạn.
Xem thêm: Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không? Cách xóa nợ xấu thẻ tín dụng
Vậy nợ xấu là gì?
Nợ xấu có thể hiểu là món nợ bị quá hạn trả lãi hoặc số tiền gốc phải trả từ 90 ngày trở lên hoặc đối tượng vay thuộc diện tình nghi trốn nợ. Qua những thông tin được cập nhật trong dữ liệu của CIC, tổ chức này sẽ tiến hành phân loại dữ liệu để xác định đối tượng có nợ xấu và cập nhật lại trong hệ thống thông tin của mình.
Những nhóm nợ xấu được phân loại
Dựa theo thông tin dữ liệu đã phân tích, tổ chức CIC sẽ đưa ra những nhóm nợ xấu khác nhau và liệt kê danh sách những người có nợ xấu và thuộc một trong các nhóm sau đây:
- Nhóm nợ xấu 1: Nhóm nợ xấu này dành cho những đối tượng dư nợ đủ tiêu chuẩn. Có thể hiểu là những khoản nợ có khả năng để thu hồi gốc và lãi đúng hạn. Tuy nhiên nếu quá hạn từ 1 – 10 ngày vẫn sẽ xếp vào nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng bị phạt lãi quá hạn 150%.
- Nhóm nợ xấu 2: Nhóm này thuộc nhóm dư nợ cần chú ý, đây là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày.
- Nhóm nợ xấu 3: Đây là nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn, nghĩa là các khoản nợ bao gồm lãi và gốc quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày.
- Nhóm nợ xấu 4: Nhóm này dành cho những đối tượng dư nợ nghi ngờ, nghĩa là khoản nợ gồm lãi và gốc bị quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.
- Nhóm nợ xấu 5: Nhóm dư nợ này có khả năng mất vốn nghĩa là đối tượng vay quá hạn từ trên 360 ngày trở lên.
Nếu như bạn thuộc 1 trong những nhóm nợ xấu trên đây thì đồng nghĩa với việc điểm tín dụng của bạn sẽ bị trừ đi rất nhiều. Theo đó khi bạn trả hết nợ nhưng có nhu cầu vay vốn tiếp sẽ không được xét duyệt hoặc xét duyệt rất khó khăn.
Làm thế nào để tránh rơi vào nhóm nợ xấu?
Để tránh rơi vào nhóm nợ xấu bạn sẽ cần phải chú ý đến những điểu sau đây:
- Hãy kiểm soát tình hình tài chính của bạn trước khi tiến hành vay vốn. Thực hiện thanh toán những khoản đã vay nợ không vượt quá 50% thu nhập để có thể giúp bạn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt thường ngày và không ảnh hưởng tới điểm tín dụng.
- Nếu đã thuộc nhóm nợ xấu, bạn đừng cố gắng đi vay vì sẽ rất khó khăn.
- Nếu bạn sử dụng những thẻ tín dụng dạng như Credit thì cần chú ý thời hạn thanh toán không được quá 45 ngày để tránh bị nợ xấu hoặc chi tiêu quá tay vượt khả năng trả nợ của mình.
- Không được mạo hiểm hoặc có ý định xấu khi biết mình không thể có khả năng để trả nợ. Nếu không khi có nhu cầu thực sự cần thiết, bạn sẽ không thể được vay vốn nữa.
Nhìn chung khi đã có hoạt động tài chính liên quan tới ngân hàng, bạn sẽ được lưu lại thông tin trong tổ chức CIC. Vì thế đừng để tổ chức này ghi lại những thông tin nợ xấu của bạn.
Ngân hàng có thể cho bạn vay vốn khi rơi vào nợ xấu không?
Tùy theo nhóm nợ xấu mà ngân hàng có thể cho bạn vay vốn tiếp hay không. Cụ thể:
Nhóm 1
Nếu thuộc nhóm 1 thì tùy theo mức độ thường xuyên của việc trả nợ quá hạn của bạn ra sao. Nếu như thường xuyên và tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán nợ của bạn không tốt thì khả năng cho vay sẽ không cao. Nếu như thuộc nhóm 1 và khả năng trả nợ quá hạn xảy ra ít thì bạn có cơ hội được vay.
Nhóm 2, 3, 4, 5
Nếu thuộc nhóm 2, bạn chỉ có thể vay được ở 1 số các công ty tài chính như FE Credit, Prudential Finance… và không được vay tại ngân hàng. Các nhóm 3, 4, 5 thì không có tổ chức nào hoặc ngân hàng nào đồng ý cho bạn vay vốn.
Những hành động khiến bạn xếp vào nhóm nợ xấu
Nếu bạn vay vốn, hãy chú ý đến những hành động trong lịch sử tín dụng của mình được tổ chức CIC ghi lại và hãy tránh để không thuộc nhóm nợ xấu sau đây:
- Khoản tiền bạn vay bị thanh toán chậm hoặc không thanh toán tiền vay trong thời gian vài tháng liên tục trở lên.
- Nếu bạn sử dụng thẻ Credit Card và thanh toán chậm hoặc không thanh toán bạn sẽ bị ghi lại thông tin.
- Không có khả năng thanh toán dẫn đến việc tài sản thế chấp sẽ bị xử lý hoặc gán nợ.
- Bị thưa kiện ra tòa vì không trả nợ cho người đã cho vay hoặc các tổ chức, doanh nghiệp khác.
Câu hỏi thường gặp về CIC
Cá nhân có tự tra CIC được không?
Cá nhân có thể hoàn toàn tự tra CIC thông qua website hoặc ứng dụng điện thoại của CIC
Mục đích ngân hàng kiểm tra điểm tín dụng là gì?
Để làm thẻ tín dụng hoặc vay nợ
Rơi vào nợ xấu ngân hàng có cho vay không?
Có 5 nhóm nợ xấu, nếu bạn rơi vào nhóm 3,4,5 thì ngân hàng sẽ không cấp khoản vay nào cho bạn.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Có thể hiểu về tổ chức CIC là gì qua những thông tin trên đây. Việc bạn vay vốn tín dụng để giải quyết các khoản tài chính của mình, hãy chú ý đến để tránh bị nợ xấu. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ có ích để bạn tránh rơi vào tình trạng báo động về các khoản nợ của mình. Cần tư vấn thêm thông tin xin liên hệ với TaxPlus theo:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 19/12/2019 @ 18:05
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8