Những tai nạn lao động xảy ra trong quá trình làm việc không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động và gia đình họ. Để giúp đỡ cho những người lao động bị tai nạn, các chính sách hỗ trợ đã được đưa ra nhằm giúp đỡ họ về mặt tài chính và tinh thần. Trong bài viết này, cùng TaxPlus tìm hiểu về các loại trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và nắm bắt được những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề này.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì?
Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, những người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy doanh nghiệp cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Trên đoạn đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và cung đường hợp lý;
2.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Không thanh toán các chế độ bảo hiểm cho người lao động:
Do mâu thuẫn của chính mình với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
Sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định.
Xem thêm:
- Thẩm quyền Giải quyết tranh chấp tiền lương – Chuẩn pháp lý năm 2023
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Luật lao động mới nhất
Các loại trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động
Bồi thường tai nạn lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ 1:
– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).
– Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).
Trợ cấp tai nạn lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ:
Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
Người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
= | {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.
– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.
Vì vậy, theo quy định hiện hành, người lao động sẽ được hưởng các khoản trợ cấp tai nạn lao động nêu trên, khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện và thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo từng quy định cụ thể như đã nêu trên.
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động là khi nào?
Theo quy định tại Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:
1. Thời điểm hưởng trợ cấp theo các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động đã hoàn tất điều trị, xuất viện hoặc từ tháng Hội đồng giám định y khoa có kết luận trong trường hợp không điều trị nội trú. Đối với trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động theo khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động đã hoàn tất điều trị, xuất viện lần cuối đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc từ tháng Hội đồng giám định y khoa có kết luận tổng hợp trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm hoàn tất điều trị, xuất viện, thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng Hội đồng giám định y khoa có kết luận. Đối với trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Nếu người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này, thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng Hội đồng giám định y khoa có kết luận.
Như vậy, thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động sẽ được tính từ tháng mà người lao động đã hoàn tất điều trị, xuất viện hoặc từ tháng Hội đồng giám định y khoa có kết luận trong trường hợp người lao động không điều trị nội trú.
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Xem thêm:
- Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
- Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu về các loại trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động. Đây là một chủ đề rất quan trọng đối với người lao động và gia đình họ, giúp họ có thể đối phó với những rủi ro và thiệt hại trong quá trình làm việc. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các quy định liên quan đến trợ cấp tai nạn lao động và có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để TaxPlus có thể giúp đỡ bạn thêm.
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn lao động của người lao động thi công trên công trường với doanh nghiệp bảo hiểm?
Được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 của Thông tư 50/2022/TT-BTC như sau:
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
- Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường bảo hiểm, phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Nếu từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do cho quyết định của mình.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động?
Được quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trong trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng, mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Đối với trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này, số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 04 người; trong trường hợp có từ 02 người chết trở lên, thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được tính từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Nếu khi bố chết mà người mẹ đang mang thai, thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là sự cố xảy ra trong quá trình lao động, gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận hoặc chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động và liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Điều này được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8