Các loại thuế phí giao dịch chứng khoán mà Nhà đầu tư cần nắm rõ

Thuế, phí hay lệ phí là những khoản chi phí khiến nhiều nhà đầu tư phải quan tâm khi tham gia thị trường chứng khoán. Khi giao dịch mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu,… NĐT sẽ phải trả một số loại thuế và phí giao dịch chứng khoán. Cụ thể như phí lưu ký, thuế thu nhập, phí giao dịch,… là những khoản phổ biến.. Vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư phải chịu những loại thuế phí giao dịch chứng khoán nào?

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Chung khoan phai sinh quoc te 1

Phí giao dịch chứng khoán hay còn gọi với cái tên khác là phí môi giới chứng khoán. Đây là khoản phí mà bạn phải trả khi mua bán chứng khoán thành công. Phí này sẽ do công ty chứng khoán thu của nhà đầu tư, dựa trên cơ sở cung cấp dịch vụ giúp bạn có thể mua bán chứng khoán thành công qua công ty của họ. Vì vậy, đôi khi phí này sẽ được gọi là phí môi giới chứng khoán. Loại phí này được thu trên cơ sở % giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư. Thực tế thì trong tất cả loại phí thuế chứng khoán thì đây là loại chiếm chủ đạo của người tham gia đầu tư.

Ví dụ: Khi nhà đầu tư có đặt mua 1 lệnh duy nhất trong ngày là lệnh mua 1000 cổ phiếu VIC với mức giá mua thành công là 148.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị mua của họ là 148.000 x 1000 cổ phiếu = 148 triệu đồng. Giả sử mức phí mà nhà đầu tư này phải trả cho công ty chứng khoán A nào đó là 0,25% thì phí giao dịch mà họ cần trả là: 148 triệu x 0.25% = 370.000 đồng.

Theo điều chỉnh của Thông tư 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch chứng khoán được quy định trong khung từ 0.15% – 0.5% trên tổng giao dịch. Việc bỏ mức sàn (tối thiểu) phí giao dịch tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán miễn phí giao dịch hoặc đưa ra mức phí thấp để cạnh tranh, điều này có lợi cho nhà đầu tư.

Quy định về phí môi giới chứng khoán

apps.15035.13718473831208693.d5dce06b a7b1 4d73 a0c5 f14168621c9c scaled 1

Mức thu phí: Theo như quy định của Luật thì phí giao dịch của các công ty chứng khoán không được thu quá 0,5% giá trị 1 lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu.

Ví dụ: Với lệnh giao dịch thành công khi mua VNM nói trên, phí giao dịch tối đa được phép thu là 148 triệu x 0,5% = 740.000 đồng (khá cao). Thông thường thì không có 1 công ty nào áp dụng mức giá này, vùng phí phổ biến hiện nay nằm dao động từ 0,15% đến 0,34% tùy từng chính sách của công ty.

Phí được tính cả khi bán và khi mua: Nghĩa là khi bạn thực hiện 1 vòng mua rồi bán ra thì bạn phải chịu mức phí cả 2 đầu, chứ không phải chỉ 1 lần.

Ví dụ: Sau 2 tuần mua, bạn cảm thấy VNM lên giá nhẹ 150.000 đồng/ cổ phiếu và bạn quyết định bán một chút để chốt lời. Lúc này giá trị bán là 500 x 150.000 đồng = 75 triệu đồng. Với mức phí là 0,25% thì phí giao dịch cần trả khi bán là 75.000.000 x 0,25% = 187.500 đồng. Như vậy tổng mức phí của cả 2 vòng mua và bán là 370.000 đồng + 187.500 đồng = 557.500 đồng.

Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thu khi khớp lệnh: Khi bạn đặt lệnh thì sẽ có mức phí được tạm khấu trừ, nếu hết ngày nhưng lệnh không khớp thì công ty chứng khoán sẽ hoàn trả lại đầy đủ. Công ty chứng khoán chỉ thu phí khi lệnh giao dịch được thực hiện thành công. Trường hợp lệnh chưa khớp, bạn có thể hủy lệnh thì phí và giá trị lệnh đặt sẽ được hoàn về trong tài khoản được bạn.

Giao dịch càng nhiều tiền thì mức phí càng rẻ: Mỗi công ty chứng khoán sẽ có từng chiến lược kinh doanh và mức phí khác nhau. Phí giao dịch của nhà đầu tư sẽ được tạm tính theo từng giao dịch riêng lẻ. Cuối ngày, mức phí sẽ được quyết toán dựa vào lịch sử giao dịch của bạn.

Ví dụ: Bạn mở giao dịch chứng khoán tại FPTS, cuối ngày tổng số tiền giao dịch của bạn:

– Dưới 200 triệu thì mức phí áp dụng là 0,15%.

– Từ 10 tỷ – 15 tỷ thì mức phí áp dụng là 0,1%.

– Lớn hơn 20 tỷ thì áp dụng mức phí là 0,08%.

Biểu phí giao dịch của 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất

Theo số liệu thống kê mới nhất, tính tới năm 2022 tại Việt Nam có hơn 70 công ty chứng khoán đang hoạt động với những cơ chế và mức phí dịch vụ khác nhau. Vấn đề rất nhiều nhà đầu tư muốn tìm hiểu khi tham gia đầu tư chứng khoán là những công ty chứng khoán nào uy tín nhất, biểu phí của công ty chứng khoán nào rẻ nhất để có cơ sở tham chiếu đưa ra quyết định nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào.

Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ uy tín của một công ty chứng khoán là dựa trên thị phần đang nắm giữ trên thị trường, công ty có thị phần lớn thì khách hàng đặt niềm tin càng nhiều. Dưới đây là biểu phí giao dịch của 10 công ty chứng khoán đang có thị phần lớn nhất ở Việt Nam:

Xem thêm:  Đầu tư lướt sóng là gì? Làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư lướt sóng

Phí giao dịch chứng khoán TCBS: 0.1% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VPS: 0.2% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán SSI: 0.05% – 0.1% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VNDirect: Từ 0.15% – 0.35% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VCBS: từ 0.18% – 0.2% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán FPTS: từ 0.06% – 0.15% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán MBS: từ 0.12% – 0.3% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán HSC: 0.2% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán BSC: từ 0.15 – 0.18% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VCSC: từ 0.15 – 0.35% giá trị giao dịch.

Phí được tính cả KHI MUA và cả KHI BÁN 

buy 1294

Khi thực hiện các lệnh giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu thành công, nhà đầu tư phải trả một loại phí gọi là phí giao dịch. Phí giao dịch là loại phí xuất hiện thường xuyên nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại phí và thuế của nhà đầu tư chứng khoán vì được tính mỗi khi chủ tài khoản phát sinh giao dịch.

Phí giao dịch được thu bởi công ty chứng khoán dựa trên cơ sở % giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư. Phí giao dịch được tính ở cả 2 chiều Mua và Bán. Mức phí giao dịch của mỗi công ty chứng khoán được quy định khác nhau. Trên thực tế, tính tới thời điểm năm 2022, mức phí các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam đang áp dụng giao động trong khoảng 0.15% – 0.35%.

Nhà đầu tư lưu ý mức phí này còn phụ thuộc vào giá trị của các giao dịch được nhà đầu tư thực hiện. Do một số quy định về ưu đãi dành cho khách hàng VIP cũng như thu hút khách hàng nên giá trị giao dịch càng cao thì mức phí giao dịch phải trả càng thấp.

Ví dụ: Trong ngày 04/5/2022 bạn đặt Mua thành công 1000 cổ phiếu techcombank (TCB) giá 43.000 VNĐ/ cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch của bạn trong ngày là: 1000×43.000 = 43.000.000 VNĐ.

Giả sử mức phí tại công ty chứng khoán bạn đang tham gia giao dịch là 0.2%, thì phí bạn phải trả cho lệnh Mua 1000 cổ phiếu TCB là: 43.000.000*0.2= 86.000 VNĐ. Tổng số tiền bạn mất cho giao dịch Mua trên là 43.000.000 + 86.0000 = 43.086.000 VNĐ.

Sau đó 10 ngày, cổ phiếu TCB bạn đã mua tăng giá lên 50.000/ cổ phiếu, bạn quyết định bán hết 1000 cổ phiếu đi để hiện thực hóa lợi nhuận. Khi lệnh Bán 1000 cổ phiếu TCB được thực hiện thành công với giá 50.000 VNĐ, tổng giá trị giao dịch trong ngày của bạn là 1000*50.000= 50.000.000 VNĐ. Công ty chứng khoán đang áp dụng mức phí 0.2% cho giao dịch BÁN, thì bạn sẽ mất khoản phí giao dịch là: 50.000.000*0.2%= 100.000 VNĐ.

Phí giao dịch được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác. Bạn chỉ mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản của bạn.

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ gồm chứng khoán cơ sở mua với tiền của mình và sử dụng Margin (đòn bẩy tài chính):

Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán

Có nghĩa là bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu:

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Với nhà đầu tư sử dụng Margin

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh

Công thức tính các loại phí khi chơi chứng khoán phái sinh = Phí công ty + Phí sở + Phí sở qua đêm (chỉ phát sinh nếu để qua đêm) + Thuế

Phí công ty tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
Phí sở = 2.700/hđ
Thuế = 5.000-6.000/hđ
Phí sở qua đêm = 2.550/hđ/ngày
Phí quản lý VSD = 320.000 – 1.600.000/tháng. Đây là khoản phí đóng theo tháng.

Phí lưu ký chứng khoán

ngan hang giam sat la gi 1 1

Là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.

Phí này được quy định khác nhau giữa các công ty chứng khoán nhưng không quá 0.5đ/cổ phiếu/tháng và là phí thu hộ VSD. Hiện tại mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến được đa số công ty chứng khoán áp dụng là 0.27đồng/cổ phiếu/tháng. Phí lưu ký chứng khoán được tính trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ (không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hay giá hiện tại là bao nhiêu).

Ví dụ: Sau khi bạn thực hiện thành công giao dịch Mua và nắm giữ 1000 cổ phiếu TCB từ ngày 4/5/2022 đến hết ngày 31/5/2000 thì bạn sẽ phải trả thêm 1 khoản Phí Lưu Ký cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là: 0.4*1000 = 400 VNĐ.

Phí lưu ký chứng khoán là rất nhỏ, không đáng để nhà đầu tư quan tâm.

Phí ứng tiền trước

photo1611192860741 1611192862141962218577

Do thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch T+2 (sau 2 ngày mua cổ phiếu thì cổ phiếu mới về tài khoản để thực hiện giao dịch bán, và sau 2 ngày bán tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản) do đó khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi bán thì phải ứng tiền từ công ty chứng khoán và phải chịu mức phí ứng tiền do công ty quy định.

Xem thêm:  Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi khác nhau như thế nào?

Ví dụ: Phí ứng trước tiền bán của Công ty CP Chứng khoán SSI là 0.0389%/ngày (tối thiểu 50,000 đồng/lần ứng). Nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu Vinamilk thu được 1 tỷ đồng nhưng trong 2 ngày sau (T + 2) thì 1 tỷ đồng mới về trong tài khoản. Sau khi bán xong nếu nhà đầu tư muốn SSI ứng trước 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu ngay lúc đó thì số tiền phí nhà đầu tư phải trả sau 2 ngày là: 1 tỷ đồng x 0.0389%/ngày x 2 ngày = 778.000 đồng.

Một số loại phí khác

Phí chuyển tiền sở hữu: Có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.

Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.

Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.

Phí rút tiền: Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hoặc không có nhu cầu giao dịch thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.

Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.

Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.

Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.

Phí mở tài khoản chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.

Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiểm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiêu thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.

Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất mọi người nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bất kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân khi Bán cổ phiếu

how to calculate income tax on stock market earnings

Thuế thu nhập cá nhân được tính trên thu nhập của người nộp thuế. Khi phát sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán tạo ra thu nhập, nhà đầu tư phải nộp thuế dựa trên khoản thu nhập đó. Giao dịch bán chứng khoán sẽ phải chịu thuế 0,1% bất kể giao dịch đó lãi hay lỗ. Trong trường hợp này, chỉ có người bán chứng khoán là người phải chịu thuế.

Giả sử, khi bán 1000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) phiên giao dịch ngày 27/10/2021 với giá 90.400 đồng/CP, số tiền thu được là 90.400.000 đồng. Như vậy số tiền chịu thuế trong giao dịch này là 0,1% x 90.400.000 = 94.000 đồng

Căn cứ pháp lý cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Nghị định 12/2015/NĐ-CP
Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thông tư 92/2015/TT-BTC
Thông tư 25/2018/TT-BTC

Đối với cá nhân cư trú

tinh thue tncn chuyen nhuong chung khoan

Trong đó:

Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

  • Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
  • Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

Đối với cá nhân không cư trú:

nop thue chung khoan ca nhan khong cu tru

Trong đó

  • Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng chứng khoán tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng chứng khoán (là số tiền nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán và được xác định như mục 1), không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá chứng khoán.

Thuế giao dịch chứng khoán phái sinh

Theo qui định của Bộ Tài chính, tất cả nhà đầu tư cá nhân có giao dịch chứng khoán phái sinh, bao gồm giao dịch mua, bán và đáo hạn hợp đồng tương lai, đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.

Tương tự, với tổ chức nước ngoài, mức thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng là 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần khi phát sinh giao dịch mua, bán và đáo hạn hợp đồng tương lai.

Xem thêm:  Cổ phiếu: Những thông tin nên nắm rõ

Với nhà đầu tư là tổ chức trong nước thì được tính theo thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây qui định được ban hành tại Công văn 11133/BTC-CST ngày 21/8/2017 của Bộ Tài chính về chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng Hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Thời điểm bắt đầu thu thuế từ 10/8/2017.

Thuế cổ tức bằng tiền mặt

Thuế cổ tức bằng tiền mặt là loại thuế đánh vào toàn bộ các cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông được trả từ các công ty (nơi cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty đó) đó áp dụng 5% giá trị cổ tức là tiền mặt. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).

Cách thu thuế của cục thuế rất đơn giản, chỉ cho phép công ty niêm yết thực sự trả cho cổ đông 95% số tiền mặt nhận được từ cổ tức, còn 5% họ thu ngay từ đầu của công ty niêm yết.

Thuế cổ tức bằng cổ phiếu

Đây là loại thuế TNCN được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức, áp dụng 5%/giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi bán. Ở đây có nghĩa là nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu thì sau này khi bán số cổ phiếu này thì nhà đầu tư sẽ bị đánh thuế thêm 5% trên tổng giá trị giao dịch.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế.

Giá tính thuế: Nếu Giá bán/chuyển nhượng >= Mệnh giá (10.000 đ):

Giá tính thuế = Mệnh giá. Nếu Giá bán/chuyển nhượng (Giá bán là giá khớp bình quân gia quyền của các lệnh bán trong ngày).

Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: ưu tiên tính số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.

thue tncn tu co tuc

Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là cổ đông của công ty cổ phần B (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm 2017, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng). Tháng 2/2020, Anh A chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của công ty X với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 8/2020, anh A chuyển nhượng 7.000 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.

Khi chuyển nhượng anh A phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:

* Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2020

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn: (2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng
Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: (2.000 CP × 30.000 đồng) × 0,1% = 60.000 đồng

* Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2020

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn: (3.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.500.000 đồng
Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: (7.000 CP × 20.000 đồng) × 0,1% = 140.000 đồn

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.
Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

Thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế chứng khoán

99eda chung khoan 2621 1

Khi được thừa kế chứng khoán, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất 10%. Trong đó, thu nhập tính thuế từ thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế lớn hơn 10 triệu đồng cho mỗi lần nhận.

🆘 Xem thêm

Lời kết

Trên đây là một số loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán mà bạn cần phải tìm hiểu để quá trình đầu tư được an toàn và minh bạch hơn. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm tại thị trường chứng khoán và sợ gặp phải những rủi ro thua lỗ. Việc nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia phân tích hàng đầu trong ngành thông qua đầu tư vào quỹ mở là một giải pháp tối ưu. Tại đây, các chiến lược và danh mục đầu tư đều được nghiên cứu và phân tích rõ ràng, cụ thể, giúp việc sinh lời được tiềm năng và ổn định hơn.

Đừng quên theo dõi các bài viết trên Tax Plus để cập nhật các kiến thức chứng khoán bổ ích nhé!