Bảo hộ nhãn hiệu là gì bạn có biết không? Việc bảo hộ nhãn hiệu diễn ra nhằm mục đích gì & nếu bạn muốn bảo hộ nhãn hiệu thì bạn cần phải làm gì? Việc bảo hộ nhãn hiệu nên làm gì trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ. Nếu bạn muốn tìm hiểu, hãy đọc ngay các thông tin trong bài viết này cùng TaxPlus để nắm rõ hơn dưới đây.
Bảo hộ nhãn hiệu là gì
Bảo hộ nhãn hiệu cách để bạn bảo vệ nhãn hiệu độc quyền của mình với Cục sở hữu Trí Tuệ, tránh bị đánh cắp ý tưởng để bảo đảm tính pháp lý cho nhãn hiệu của bạn.
Vậy bảo hộ nhãn hiệu mang lại những lợi ích nào cho bạn
Việc bảo hộ nhãn hiệu vô cùng quan trọng bởi:
- Giúp bảo đảm sự đặc trưng, riêng biệt để khách hàng nhận biết về dịch vụ/ sản phẩm của bạn mà không bị nhầm lẫn với các sản phẩm hay dịch vụ khác.
- Tránh bị đánh cắp nhãn hiệu gây nên ảnh hưởng xấu tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
- Tạo ra công cụ để tiếp thị & là cơ sở để giúp doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu
- Tạo cơ hội giúp doanh nghiệp bạn có thể li – xăng & mang lại nguồn thu nhập thông qua loại phí đó.
- Có vai trò quan trọng nếu bạn thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Nhãn hiệu được bảo hộ giống như một bí mật kinh doanh có giá trị với bạn
- Tạo động lực để giúp doanh nghiệp tạo được sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cho người tiêu dùng.
Bạn đã hiểu bảo hộ nhãn hiệu là gì & tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu rồi chứ? Vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu dưới đây nhé. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu nhãn hiệu là gì hãy tham khảo bài viết tại đây
Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải quan tâm đến. Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải trải qua nhiều bước, nhiều thủ. Vậy bạn đã tìm hiểu để nắm rõ về việc đăng ký này như thế nào chưa?
Quy trình về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện tra cứu nhãn hiệu
Ở bước này không yêu cầu bạn phải thực hiện nhưng cũng khá quan trọng bởi đảm bảo được điều kiện không bị trùng với các nhãn hiệu khác. Khi thực hiện tra cứu nhãn hiệu bạn sẽ cần:
- 05 mẫu nhãn hiệu
- Danh mục hàng hóa hay dịch vụ của nhãn hiệu.
Thời gian có thể kéo dài khoảng 2 ngày đối với bước này. Tuy nhiên nếu bạn đã chắc chắn nhãn hiệu của mình không bị trùng lặp thì có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Nếu nhãn hiệu của bạn đã chắc chắn không bị trùng lặp thì bạn cần thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí Tuệ sớm nhất để tránh doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức khác đăng ký mất khiến bạn uổng phí công sức.
Khi nhãn hiệu của bạn được đăng ký thành công tức là bạn cũng sẽ được bảo hộ nhãn hiệu. Vì thế có thể yên tâm để thực hiện bảo hộ nhãn hiệu cho mình.
Các bước đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm:
- Thực hiện xét nghiệm hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn trong thời gian 1 tháng. Nếu đơn đáp ứng đủ yêu cầu hay không đáp ứng đủ yêu cầu hoặc thiếu sót, bạn sẽ được thông báo lại. Trong trường hợp thiếu sót sẽ được bổ sung để hoàn thiện.
- Công bố đăng ký nhãn hiệu: Nếu đơn hợp lệ bạn sẽ được công bố kết quả trên Công báo Sở hữu Công nghiệp ấn hành hàng tháng.
- Thực hiện xét nghiệm nội dung trong 07 tháng kể từ ngày được công bố đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu đơn của bạn được chấp nhận, không có tranh chấp, khiếu nại sẽ được thông báo lại cho người nộp đơn để đóng lệ phí xét nghiệm và tiến hành xét nghiệm đơn. Nếu đơn hợp lệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 01 tháng sau đó.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Theo Quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần phải xem xét điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu & không được bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể:
Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu
- Nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số các yếu tố có tính độc đáo & dễ nhận biết với người khác.
- Đảm bảo không trùng hoặc có mức giống gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc họ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại đó.
- Không được giống hoặc trùng với nhãn hiệu nổi tiếng dù là bất cứ nhãn hiệu trong hay ngoài nước.
Điều kiện không được bảo hộ nhãn hiệu
- Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt các hình hoặc hình học đơn giản, chữ cái không có khả năng phát âm, chữ số hay trong trường hợp những dấu hiệu của nhãn hiệu đã được sử dụng và được thừa nhận phổ biến.
- Nhãn hiệu có các dấu hiệu gây ra tình trạng hiểu lầm, hiểu sai lệch hoặc mang tính chất lừa đảo đối với người tiêu dùng về các vấn đề như: Xuất xứ, công dụng, tính năng hay chất lượng của sản phẩm.
- Có các dấu hiệu chỉ về thời gian, địa điểm sản xuất hay có tên gọi thông thường của sản phẩm…
- Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt được sản phẩm (cấu tạo nhãn hiệu quá đơn giản, mang tính mô tả đối với hàng hóa hoặc bị trùng với các chức năng khác thông dụng của sản phẩm, bị trùng với tên gọi hay biểu tượng của các quốc gia, tổ chức, doanh nhân…)
- Trùng hay giống với các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã cấp giấy chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí Tuệ.
Thủ tục hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Đối với thủ tục hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ cần phải đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ
- Ảnh chụp hoặc ảnh vẽ mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ
- Bản mô tả kèm theo về nhãn hiệu
- Các loại chứng từ nộp phí & lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
- Giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Danh mục các loại hàng hóa hoặc dịch vụ có mang nhãn hiệu đăng ký.
Mỗi một hồ sơ sẽ chỉ được dùng để yêu cầu cấp 01 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Các yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Các tài liệu, ngôn ngữ trong hồ sơ yêu cầu bằng tiếng Việt. Nếu tài liệu có nội dung bằng ngôn ngữ khác cần có bản dịch Tiếng Việt kèm theo.
- Trình bày tài liệu theo chiều dọc trên 1 mặt giấy khổ A4, với hình vẽ, sơ đồ hay bảng biểu được phép trình bày theo chiều ngang. Chú ý căn lề 4 phía, lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ không có nguồn gốc với mục đích đưa vào đơn.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần phải làm theo mẫu, đánh máy trên trang A4, có ghi số thứ tự từng trang. Có mô tả rõ ràng về nhãn hiệu và các yếu tố cấu thành nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu đó.
- Tài liệu được đánh máy & in bằng mực khó bị phai mờ
- Thuật ngữ trong tài liệu là thuật ngữ phổ thông.
- Hàng hóa khi đăng ký cần chú ý xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại do cơ quan quản lý Nhà nước sở hữu về Công nghiệp thực hiện công bố.
Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu
Để thực hiện tra cứu bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
- Tự tra cứu thông qua http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php với các nhãn hiệu bạn muốn đăng ký. Tuy nhiên cách này hiệu quả không cao và khó khăn với người không có kinh nghiệm.
- Thực hiện tra cứu với gói nâng cao do Taxplus cung cấp đảm bảo độ chính xác cao, giúp bạn xác định nhãn hiệu của mình có bị trùng lặp với cá nhân, tổ chức nào đã được cung cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu hay không.
Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo hộ nhãn hiệu là gì và cách quy trình, thủ tục hồ sơ & điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin xin liên hệ với Tax Plus theo:
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
- Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- Hotline: 0853 9999 77
- Email: info@taxplus.vn
Xuất bản ngày: 13/11/2019 @ 20:55
Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Tax Plus đang ngày càng khẳng định...
Th5
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói
Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói đang được các doanh nghiệp lựa chọn...
Th5
Cho thuê chỗ ngồi làm việc chia sẻ
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi làm việc hiện nay đang ngày càng trở nên...
Th5
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của TaxPlus ý thức rằng, từ lúc Doanh...
Th11
Dịch vụ thành lập Công ty TNHH – 290.000đ
Công ty TNHH Một Thành Viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân...
Th11
Dịch vụ đăng báo điện tử PR thương hiệu
Một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều hiện nay chính là dịch vụ...
Th8