Khái quát chi tiết các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Bảo hiểm xã hội là vấn đề được người lao động quan tâm khi được ký hợp đồng lao động với DN (doanh nghiệp). Bởi nó ảnh hưởng tới nhiều chế độ lâu dài của họ trong cuộc sống sau này.

Ở bài viết này Tax Plus bạn có cái nhìn tổng quát nhất về chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé!

Bảo hiểm xã hội là gì?

Có khá nhiều văn bản đã nhắc đến Bảo hiểm xã hội (BHXH) cùng những thông tin liên quan. Nhưng đầy đủ  nhất vẫn là quy định trong Luật BHXH ban hành năm 2014. Trong đó định nghĩa rất rõ ràng về BHXH dành cho người lao động tại Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội là chế độ bảo đảm thay thế, đôi khi là bù đắp một phần thu nhập thông thường của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất hoàn toàn thu nhập.

Việc này được xét đến trong những trường hợp như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, mắc các bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng, hết tuổi lao động, chết. Việc này dựa trên cơ sở của quỹ đóng bảo hiểm xã hội.

🆘 Xem thêm: Chế độ bảo hiểm thai sản

Luật bảo hiểm xã hội năm 2018

Điều quan trọng khi theo luật chính là tham khảo những thông tin cập nhật mới nhất. Từ đó, hoàn thiện nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy luật BHXH năm 2018 có gì mới không?

Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Tính đến năm 2018, luật BHXH đã có đôi chút thay đổi. Theo đó, các đối tượng bắt buộc áp dụng BHXH đã được mở rộng hơn so với trước đây. Những đối tượng dưới đây đã được bổ sung vào danh sách bắt buộc phải đóng bảo hiểm.

Những người làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp với hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng cho đến dưới 3 tháng.

Xem thêm:  TỔNG HỢP 10 OPEN SOURCE MOBILE APP (REACT NATIVE)

Người lao động thuộc diện công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có một trong số những giấy tờ do chính quyền Việt Nam cấp dưới đây:

  • Chứng chỉ hành nghề.
  • Giấy phép lao động.
  • Chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, số lượng người bắt buộc đóng BHXH đã tăng lên khá nhiều so với trước đây. Nhờ đó, thay đổi tích cực quyền lợi của người lao động.

Các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Các chế độ BHXH ở năm 2018 gần như không có thay đổi gì khi so sánh với trước đó. Hiện tại, chúng ta có thể nhận được bảo hiểm trong các trường hợp sau.

  • Chế độ trợ cấp ốm đau.
  • Chế độ nghỉ hưu trí.
  • Chế độ trợ cấp thai sản.
  • Chế độ tử tuất.
  • Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
  • Chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người lao động.

Với mỗi chế độ, cách tính và quy định được nhắc đến rất rõ ràng trong Luật bảo hiểm 2014. Mọi người nên tra cứu kỹ với trường hợp của mình để tham khảo theo cách đúng đắn nhất.

Cách tính bảo hiểm xã hội

Hiện tại, việc tính BHXH vẫn là điều khiến nhiều người lơ mơ. Để nắm được điều này, chúng ta hãy cùng xem bảng trích khoản các loại phí trong BH đã được quy định rõ.

Đối tượng BH TNLĐ – BNN BHXH BHTN BHYT Tổng cộng
Người lao động 0% 8% 1% 1.5% 10.5%
Doanh Nghiệp 0.5% 17% 1% 3% 21.5%

Ta sẽ có công thức tính mức đóng như sau:

 Mức đóng BHXH = 32% mức lương

  • Trong đó, người lao động chịu 10,5%, doanh nghiệp chịu 21,5%.

Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài

Đối tượng người nước ngoài
Quỹ BHXH
Quỹ TNLĐ-BNN
Quỹ BHTN
Quỹ BHYT
Tổng mức đóng
Quỹ hưu trí, tử tuất Quỹ ốm đau, thai sản
Người lao động 0 0 0 0 1,5% 1,5 %
Người sử dụng lao động 0 3% 0,5% 0 3% 6,5 %

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2018

Mức lương tham gia đóng BHXH bắt buộc có đôi chút thay đổi từ năm 2018. Đó là bởi mức lương tối thiểu vùng đã tăng, kéo theo cách tính chi phí có đôi chút tăng. Điều này tác động đáng kể đến đời sống của người lao động.

Theo luật, mức lương cơ sở cũng chính là lương tối thiểu chung, Đây cũng là căn cứ chính để tham gia đóng bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Xem thêm:  Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 (Áp dụng từ ngày 1.1.2018)
Vùng 1 3.980.000 Việt Nam đồng/ tháng
Vùng 02 3.530.000 Việt Nam đồng/ tháng
Vùng 03 3.090.000 Việt Nam đồng/ tháng
Vùng 04 2.760.000 Việt Nam đồng/ tháng

Đây chính là mức lương tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Với những trường hợp lương thấp hơn, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với Tax Plus qua hotline: 0853 9999 77 để được tư vấn & giúp đỡ.

Trong những trường hợp xảy ra sự cố, người lao động thường có nhu cầu rút tiền bảo hiểm xã hội. Vậy việc này được thực hiện như thế nào? Nó diễn ra ở đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

🆘 Xem thêm: Thủ tục chốt sổ BHXH

Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu

Đôi khi, người lao động bắt buộc phải rút bảo hiểm. Khi đó, nó không còn là của để dành lâu dài nữa mà là khoản giúp họ xử lý những sự cố bất ngờ. Người lao động có nhu cầu rút tiền BHXH cần chuẩn bị hồ sơ với những loại giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội của cá nhân đó.
  • Đơn đề nghị được hưởng BHXH của người lao động.
  • Trong trường hợp lao động rút BHXH là người nước ngoài, cần có thêm bản sao giấy xác nhận hộ chiếu, thị thực do quốc gia khác cấp, giấy tờ chứng minh thủ tục nhập tịch.
  • Trích sao bệnh án, chứng minh bệnh án trong trường hợp hưởng bảo hiểm về những bệnh hiểm nghèo.

Sau khi chuẩn bị đủ, hồ sơ cần nhanh chóng nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội của tỉnh hoặc huyện nơi người đó cư trú. Ở đó, hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng được xử lý và giải quyết. Nếu hợp lệ, bạn sẽ rút được số tiền bảo hiểm theo đúng quy định.

Rút tiền bảo hiểm xã hội được bao nhiêu

Khi rút tiền BHXH 1 lần, cần căn cứ vào khoản 2 điều 60 của bộ luật BHXH ban hành năm 2014. Theo đó, số tiền rút được sẽ tính theo số năm người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, mỗi năm được hưởng số tiền tính như sau.

  • 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH cho những năm trước 2014.
  • 02 tháng lương bình quân tham gia đóng BHXH đối với những năm từ 2014 trở đi.
  • Nếu tham gia đóng bảo hiểm chưa được 1 năm, mức rút bảo hiểm XH bằng với số tiền đã đóng. Tối đa số tiền được rút bằng 2 tháng lương bình quân.
Xem thêm:  Top 10 dạng quảng cáo Facebook mới nhất năm 2023

Trong một số trường hợp có những điều chỉnh riêng, mức thực nhận của người lao động có thể thay đổi. Người lao động nên liên hệ trực tiếp với cơ quan xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm. Từ đó, được tư vấn & cung cấp những thông tin chính xác nhất trường hợp của mình.

Hoặc có thể tham khảo dịch vụ lao động và BHXH của TaxPlus. Bạn chỉ cần liên hệ đến hotline: 0985 9999 77 việc còn lại TaxPlus sẽ hoàn thành giúp bạn!

Nơi tiếp nhận & thời gian xử lý hồ sơ

Các quy định của nước ta về bảo hiểm và xử lý bảo hiểm đã được quy định đầy đủ. Nhưng đối với người lao động, nó vẫn còn ít nhiều điều gây khúc mắc. Do đó, khiến nhiều người mệt mỏi khi cần giải quyết thủ tục.

Ở đâu tiếp nhận hồ sơ xin hưởng bảo hiểm xã hội

Khoản 2 – Điều 26 của quyết định 636/QĐ-BHXH đã chỉ rõ nơi giải quyết các thủ tục nhận bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Người tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện khi đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội, cần tiến hành nộp hồ sơ. Nơi tiếp nhận hồ sơ là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Tại những địa điểm này, hồ sơ của bạn sẽ được phân cấp và giải quyết.

Thời gian xử lý hồ sơ xin hưởng bảo hiểm là bao lâu

Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội ban hành năm 2014 đã quy định rõ ràng về thời hạn giải quyết thủ tục hưởng BH. Cụ thể, trong 30 ngày từ khi nhận hồ sơ với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm, cơ quan có thẩm quyền cần giải quyết và chi trả số tiền đó cho người lao động. Trong trường hợp không chi trả, cần gửi văn bản để nêu rõ lý do.

🆘 Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin về Bảo Hiểm Xã Hội mà Tax Plus đã tổng hợp rất chi tiết. Hy vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn.

Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết hoặc liên hệ qua hotline: 0853 9999 77 để được giải đáp & tư vấn trực tiếp nhé! Tax Plus sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của bạn.

Xuất bản ngày: 03/08/2019 @ 07:30