Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Quy định về mức bồi thường

Trong số các loại bảo hiểm do Nhà nước quy định, bảo hiểm trách nhiệm dân sự có vai trò khá quan trọng, mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống. Vậy bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Gồm những loại nào? Quy định về mức bồi thường ra sao? Cùng taxplus.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết nhé.

Tìm hiểu bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Trách nhiệm dân sự là gì?

Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm mang tính bắt buộc phải thực hiện, được quy định cụ thể bởi pháp luật. Trách nhiệm dân sự gắn liền với các tài sản, nghĩa là khi bạn vi phạm trách nhiệm dân sự, bạn phải bồi thường cho người bị hại. Bồi thường ở đây có thể là vật chất hoặc phi vật chất, chẳng hạn như tiền bạc, danh dự, tinh thần, thân thể…

Trách nhiệm dân sự luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của con người, chẳng hạn như:

  • Vô tình gây tai nạn khi điều khiến xe, khiến người khác bị thương và xe của họ bị hỏng.
  • Dụng cụ sản xuất của doanh nghiệp bị lỗi, không sử dụng được.
  • Dụng cụ của công ty sản xuất gây thương tích cho công nhân.
  • Nhân viên văn phòng để lộ thông tin nội bộ, gây thiệt hại cho công ty và đối tác…

Tất cả những việc làm kể trên đều được quy về trách nhiệm dân sự dù là cố tình hay vô ý.

Bao hiem trach nhiem dan su 1
Trách nhiệm dân sự yêu cầu mỗi người phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố, tai nạn

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba. Lúc này, công ty bảo hiểm​ có nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo hiểm (bao gồm chi phí hợp đồng, phí và lệ phí hợp pháp của nguyên đơn) cho người bị thiệt hại theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Xem thêm:  Hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH
Bao hiem trach nhiem dan su 2
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm giúp bảo vệ bạn khỏi những thiệt hại không mong muốn

Vì sao nên tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự?

Cuộc sống vốn vô định, bạn không thể nào lường trước được các rủi ro tiềm ẩn. Do đó  tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ phần nào giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản và bản thân. Hơn nữa cũng thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng.

Giả sử, bạn gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về tài sản hay tính mạng. Công ty bảo hiểm sẽ thay bạn bồi thường cho bên bị hại. Nếu không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bạn có thể đối mặt với mức đền bù cao, rơi vào kiện tụng, thậm chí phải chịu bản án hình sự.

Bao hiem trach nhiem dan su 3
Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự làm giảm gánh nặng bồi thường nếu chẳng may gặp phải tai nạn

Các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang cung cấp rất nhiều sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS), bao gồm:

  • Bảo hiểm TNDS của người sở hữu xe cơ giới đối với người thứ ba;
  • Bảo hiểm TNDS của người sở hữu xe cơ giới đối với hành khách;
  • Bảo hiểm TNDS của người sở hữu xe cơ giới đối với hàng hóa vận chuyển;
  • Bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba của doanh nghiệp xây dựng;
  • Bảo hiểm TNDS dành cho chủ tàu biển;
  • Bảo hiểm TNDS trong bảo hiểm đóng tàu;
  • Bảo hiểm TNDS chủ tàu thuyền khác (tàu ven biển, tàu sông, tàu cá..);
  • Bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa;
  • Bảo hiểm TNDS dành cho người vận chuyển tổng hợp;
  • Bảo hiểm TNDS dành cho người vận chuyển hàng không;
  • Bảo hiểm TNDS trong các lĩnh vực liên quan đến pháp luật, tài chính, kiểm toán, xây dựng, y tế, bảo hiểm…;
  • Bảo hiểm TNDS dành cho chủ sử dụng lao động;
  • Bảo hiểm TNDS sản phẩm;
  • Bảo hiểm TNDS công cộng;
  • Bảo hiểm TNDS giám đốc, nhân viên;
  • Bảo hiểm TNDS của chủ vật nuôi.
Xem thêm:  IoT là gì? Những điều bạn cần biết về ứng dụng của IoT
Bao hiem trach nhiem dan su 4
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy là loại phổ biến nhất

Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy

Căn cứ theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC, biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy được quy định như sau:

Số TT Loại xe Phí bảo hiểm năm (đồng)

(chưa bao gồm VAT)

I Mô tô 2 bánh  
1 Từ 50cc trở xuống 55.000
2 Trên 50cc 60.000
II Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy 290.000
III Xe ô tô không kinh doanh vận tải  
1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 437.000
2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 794.000
3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.270.000
4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.825.000
5 Xe vừa kinh doanh chở người vừa chở hàng hóa 933.000
IV Xe ô tô kinh doanh vận tải  
1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 756.000
2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 929.000
3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 1.080.000
4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.253.000
5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.404.000
6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.512.000
7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.656.000
8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.822.000
9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 2.049.000
10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 2.221.000
11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 2.394.000
12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 3.054.000
13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.718.000
14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.869.000
15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 3.041.000
16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 3.191.000
17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 3.364.000
18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 3.515.000
19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 3.688.000
20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 4.632.000
21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 4.813.000
22 Trên 25 chỗ ngồi [4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)]
V Xe ô tô chở hàng (xe tải)  
1 Dưới 3 tấn 853.000
2 Từ 3 đến 8 tấn 1.660.000
3 Trên 8 đến 15 tấn 2.746.000
4 Trên 15 tấn 3.200.000

Quy định về mức bồi thường khi có tai nạn xảy ra

Theo Điều 9 Thông tư 22/2016/TT-BTC, trường hợp xảy ra tai nạn, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba. Cụ thể mức bồi thường tối đa như sau:

  • Khi có thiệt hại về người: Bồi thường 100 triệu đồng/người/vụ tai nạn;
  • Khi có thiệt hại về tài sản: 
    • Bồi thường 50 triệu đồng/vụ tai nạn nếu thiệt hại do xe máy gây ra; 
    • Bồi thường 100 triệu đồng/vụ tai nạn nếu thiệt hại do ô tô gây ra.
Bao hiem trach nhiem dan su 5
Mức bồi thường thiệt hại khi có tai nạn xảy ra tối thiểu 50 triệu đồng/vụ

Xem thêm:

Các trường hợp không được bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Theo Điều 13 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, công ty bảo hiểm không cần bồi thường thiệt hại nếu gặp phải các trường hợp sau:

  • Hành vi cố ý gây thương thích, thiệt hại về tính mạng, tài sản của chủ xe cơ giới, người lái xe đối với bên thứ ba.
  • Người lái xe gây tai nạn, cố tình bỏ chạy và không chịu trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. (Tuy nhiên nếu cố ý bỏ chạy sau khi gây tai nạn, nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, thì vẫn được bồi thường bảo hiểm).
  • Người điều khiển xe chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật.
  • Người lái xe nằm trong các trường hợp:
    • Không có Giấy phép lái xe
    • Giấy phép lái xe không hợp lệ
    • Sử dụng Giấy phép lái xe giả.
    • Giấy phép lái xe bị tẩy xóa
    • Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng
    • Sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang di chuyển.
    • Người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
  • Các thiệt hại mang tính gián tiếp bao gồm làm giảm giá trị thương mại, thiệt hại trong quá trình sử dụng và khai thác tài sản.
  • Tai nạn xảy ra do người lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích bị cấm, máu hoặc hơi thở có cồn.
  • Không bồi thường đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp khi xảy ra tai nạn.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, giấy tờ nhà đất, tiền, đồ cổ, đồ quý hiếm, thi hài, hài cốt.
  • Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, thiên tai…
Bao hiem trach nhiem dan su 6
Sẽ có những quy định loại trừ bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bạn nên tìm hiểu kỹ

Xem thêm:

Sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã nắm rõ đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì, cùng với đó là các quy định về mức bồi thường và khi nào loại trừ yếu tố bồi thường. Mong rằng các nội dung sẽ hữu ích với bạn.

Đánh giá bài viết post