Báo cáo tài chính là gì? Hạn nộp đúng quy định năm 2023

Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những tài liệu quan trọng của doanh nghiệp (DN). Thông qua nó, mọi người có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của đơn vị.

Để hiểu rõ hơn BCTC thực chất là gì và những nội dung bên trong thể hiện điều gì. Hãy cùng TaxPlus tìm hiểu trong bài viết tổng hợp này!

Báo cáo tài chính là gì?

tin thi truong chung khoan hom nay 14

Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng được thể hiện dưới hình thức là bảng biểu bao gồm các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp và cả việc kiểm soát luồng tiền.

Mẫu báo cáo sẽ tổng hợp đầy đủ về tài sản, chi phí cùng với vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của một DN. Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn, báo cáo tài chính thực văn bản thể hiện khả năng sinh lời và tình hình tài chính của DN.

Hiện nay, hầu hết các DN đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực đều phải lập báo cáo tài chính năm theo quy định. Một số đơn vị, công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc trực thuộc nhà nước còn phải lập thêm báo cáo tài chính theo quý. Những doanh nghiệp nhà nước sở hữu đơn vị kế toán trực thuộc thì lập BCTC tổng hợp.

Vai trò của báo cáo tài chính

Vai trò của báo cáo tài chính

  • Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính
  • Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính
  • Dựa trên số liệu thể hiện trên BCTC để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế
  • Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch
  • Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát
  • Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động
  • Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính
  • Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính
Xem thêm:  Hướng dẫn chi tiết quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài năm 2023

Bộ báo cáo tài chính bao gồm

Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh là căn cứ giúp nhà quản lý, chủ doanh nghiệp/công ty đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn nhằm phát triển hơn nữa về quy mô đồng thời thu về lợi nhuận lớn hơn cho Doanh nghiệp. 

Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh thường bao gồm những văn bản sau:

Bảng cân đối kế toán

Trong bảng cân đối kế toán sẽ thể hiện rõ số tài sản, vốn chủ sở hữu, và nợ phải trả của một DN. Thông qua bảng biểu này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn tài sản của một doanh nghiệp đang tập trung chủ yếu ở đâu. Những tài sản nào là ngắn hạn, những tài sản loại nào thuộc dài hạn. Số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nợ phải trả ở thời điểm hiện tại đang nằm ở mức nào.

--> Trường hợp gặp khó khăn khi làm bảng cân đối kế toán hãy để TaxPlus giúp bạn. Tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói tphcm giúp DN tối ưu chi phí Thuế

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là phần tài liệu tổng kết doanh thu, chi phí của DN trong một kỳ báo cáo. Thông qua báo cáo KQKD (kết quả kinh doanh), sẽ biết được thực tế doanh nghiệp đang lời hay lỗ.

Bảng báo cáo KQKD sẽ bao gồm các danh mục như: Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác. 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu báo cáo này sẽ thể hiện rõ sự lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động tài chính và dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Thông qua việc tìm hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản trị sẽ biết được tiền đã chi và tiêu ở đâu và hiểu được sự chênh lệch của dòng tiền ra và vào. Thêm vào đó, nó còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của DN. 

Xem thêm:  Chi phí biên là gì? Cách tính và phân tích chi phí biên hiệu quả

Thuyết minh BCTC

Thuyết minh báo cáo tài chính được xem như là phần mục lục của một cuốn sách. NÓ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mục và số liệu được trình bày ở bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và cả báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Thuyết minh BCTC sẽ bao gồm những nội dung:

  • Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
  • Các chính sách kế toán áp dụng
  • Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo KQKD
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Lưu chuyển tiền tệ

Trên đây là những phần quan trọng của bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mỗi phần đều thể hiện những nội dung riêng giúp nhà đầu tư, nhà quản trị có được cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết trong hoạt động kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thực tế, những mẫu văn bản này sẽ không hoàn toàn giống nhau. Bởi vì mỗi doanh nghiệp hoạt động theo hình thức khác nhau sẽ có mẫu báo cáo tài chính cụ thể được quy định theo mẫu. Cụ thể: 

Báo cáo tài chính theo thông tư 200

Đối với những doanh nghiệp hoạt động theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán mẫu số B01
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính mẫu số B09 – DN

Báo cáo tài chính theo quyết định 48

Đối với doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động theo Quyết định 48/QĐ-BTC, bộ báo cáo tài chính phải gồm có:

  • Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu B02 – DNN
  • Bảng Cân đối kế toán: mẫu B01 – DNN
  • Bảng Cân đối tài khoản: mẫu số F01- DNN
  • Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 – DNN
Xem thêm:  Phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Ngoài ra, với doanh nghiệp/công ty hoạt động theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó sẽ bao gồm:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B03 – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B09 – DN

Bạn có thể tìm kiếm, tra cứu các mẫu văn bản này trên internet để tìm hiểu và tham khảo khi cần lập báo cáo tài chính. Hiện tại những mẫu văn bản này đang được công khai đầy đủ nên sẽ không cần mất quá nhiều thời gian tìm kiếm.

Thời hạn nộp BCTC theo quy định

Thời hạn nộp BCTC theo quy định

Tùy vào các loại hình công tythời hạn nộp báo cáo tài chính cũng khác nhau. Nắm rõ thời hạn nộp BCTC giúp bạn chủ động chọn thời gian thích hợp nhất để bắt đầu lập BCTC và nộp theo đúng quy định. 

Đối với doanh nghiệp nhà nước

  • Những công ty/doanh nghiệp thuộc nhà nước thì thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ví dụ: Kỳ kết toán của năm sẽ bắt đầu từ 01/01 đến 31/12. Vậy doanh nghiệp bắt buộc phải nộp BCTC trước ngày 30/01 của năm sau. 
  • Trường hợp, những đơn vị này là tổng công ty thuộc nhà nước hoặc công ty mẹ thì thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 thì doanh nghiệp phải nộp BCTC chậm nhất là ngày 30/03 của năm sau. 

Đối với các doanh nghiệp khác

  • Thời hạn nộp BCTC cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh trễ nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời gian này tương tự như doanh nghiệp nhà nước. 
  • Những doanh nghiệp thuộc hình thức còn lại sẽ có thời hạn BCTC là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Điều này có nghĩa là thời điểm trễ nhất để nộp sẽ rơi vào ngày 30/03 của năm tiếp theo.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Hy vọng, với nội dung mà TaxPlus tổng hợp ở bài viết “Báo cáo tài chính là gì – Hạn nộp BCTC theo đúng quy định” sẽ giúp hiểu hơn và có thể đọc bộ báo cáo tài chính một cách hoàn chỉnh.

Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp Quý Anh/Chị có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 24/07/2019 @ 03:02

Đánh giá bài viết post