Bản chụp là gì? Sự khác nhau giữa bản chụp và bản sao

Không biết bản chụp & bản sao có gì khác nhau. Vì thế trong bài viết này TaxPlus sẽ cùng với bạn cùng tìm hiểu để xem bản chụp là gì?  Bản chụp với bản sao có sự khác nhau như thế nào. Từ đó, bạn sẽ tránh được nhầm lẫn trong cách phân biệt đấy nhé!

Bản chụp là gì?

Bản chụp là gì

Quy định của Pháp Luật chưa có định nghĩa nào về bản chụp. Vì thế người ta chỉ có thể hiểu nôm na về bản chụp các loại văn bản, chứng từ, giấy tờ… thông qua các thiết bị có chức năng chụp ảnh như điện thoại, máy ảnh…

Hiện nay người ta vì để tiện cho việc giao dịch, trao đổi mà bản chụp được sử dụng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của mọi người.

bản chụp là gì
Bản chụp là hình thức chụp lại các loại văn bản, chứng từ, giấy tờ… thông qua các thiết bị có chức năng chụp ảnh như điện thoại, máy ảnh…

Vậy bản chụp & bản sao có gì khác nhau?

Bản sao là gì?

Bản sao là gì
Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Theo đó, có thể có nhiều bản sao được hình thành từ một bản chính bằng cách: Chụp ảnh, photo, scan, đánh máy…
Song chỉ có bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao chứng thực từ bản chính là có giá trị sử dụng thay cho bản chính (khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015).
Cụ thể:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bên cạnh đó, theo Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
– Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
– Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Giữa bản chụp và bản sao là 2 hình thức hoàn toàn khác nhau. Rõ ràng theo quy định của Pháp Luật, bản sao được định nghĩa và có cả thông tư hướng dẫn, quy định về bản sao. Vì thế xét về nhiều khía cạnh thì đây là 2 loại hình hoàn toàn khác nhau.

Xem thêm:  [MỚI NHẤT] KINH NGHIỆM MỞ QUÁN NHƯỢNG QUYỀN CAFE ÔNG BẦU TỪ A-Z

Về cách hiểu

Theo định nghĩa được quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có ghi cụ thể về bản sao:

  1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  2. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”

Như vậy có thể hiểu là bản sao có nội dung đầy đủ, chính xác hệt như với bản gốc. Chúng ta có thể lấy ví dụ về bản sao như bản sao của giấy khai sinh hay giấy khai tử, bản sao bằng đại học, bản sao sổ hộ khẩu…

Về phần bản chụp thì đây chỉ là người sở hữu các loại giấy tờ hoặc có nhu cầu sử dụng trong giao dịch nào đó được quy định thì người ta chụp lại bản gốc hoặc chụp lại giấy tờ quy định nào đó qua thiết bị máy ảnh, điện thoại.

bản sao là gì
Bản chụp và bản sao hoàn toàn khác nhau

Về hình thức

Xét về hình thức, bản chụp và bản sao sẽ khác nhau như sau:

  • Bản chụp có thể được in ra giấy hoặc giao dịch qua các phần mềm chuyển từ người này sang người khác và được lưu lại trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy ảnh, các phương tiện khác trên gmail, email, mạng xã hội.
  • Bản sao là bản phải được in ra giấy dựa theo bản gốc với nội dung, hình thức y hệt như nhau. Được cấp bởi cơ quan hành chính có thẩm quyền.

Về người cấp

Xét về tiêu chí người cấp thì bản chụp và bản sao có sự khác nhau sau đây:

  • Về bản chụp, ai cũng có thể chụp bằng điện thoại, máy ảnh để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau trong giao dịch và đời sống.
  • Về bản sao, người cấp là các cơ quan hành chính có thẩm quyền.

Về giá trị pháp lý

Về giá trị pháp lý, bản sao và bản chụp có sự khác nhau như sau:

  • Bản chụp không có giá trị pháp lý đối với cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên để tiện cho việc giao dịch, bản chụp này cũng được sử dụng trong những trường hợp cần đến bản gốc. Chẳng hạn như bản gốc của chứng minh thư, bản gốc của giấy khai sinh, các loại giấy tờ khác.
  • Bản sao có tính pháp lý đối với cơ quan Nhà nước, được quy định cụ thể tại Điều 3, Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
Xem thêm:  EBITDA là gì? Hiểu chi tiết về EBITDA

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy có thể hiểu được bản chụp chỉ là tiện cho việc trao đổi, giao dịch còn bản sao được công nhận pháp lý đối với các cơ quan hành chính. Vì thế mà trong trường hợp theo quy định cần có bản sao thì buộc phải thực hiện.

ảnh chụp có photo được không

Thủ tục để được cấp bản sao là gì?

Vì bản sao là một trong những giấy tờ quan trọng có giá trị pháp lý tương đương như với bản gốc nên bạn cần lưu ý:

Người được quyền yêu cầu cấp bản sao

Bạn sẽ được quyền yêu cầu cấp bản sao theo quy định của Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

  • Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  • Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  • Cha, mẹ, con, vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.”

Xem thêm: Quyền & nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Thủ tục cấp bản sao

Nếu như bạn cần cấp bản sao, hãy chú ý đến thủ tục để được cấp bản sao theo quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

Xem thêm:  SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

“Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

  • Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

  • Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
  • Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
  • Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
thủ tục cấp bản sao
Muốn xin cấp bản sao cần làm giấy tờ thủ tục đầy đủ

Cách chụp sổ hộ khẩu để Photo hộ khẩu rồi chứng thực

Khi sao, chụp bản chính để thực hiện chứng thực phải sao chụp đầy đủ các trang đã ghi thông tin của bản chính. Ví dụ: khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin liên quan đến các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15-2 và thay thế Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25-8-2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

Lời kết

Ngoài bản chụp, bản sao còn có bản photo cũng được dùng trong một số những trường hợp khác nhau. Vì thế bạn có thể tham khảo thêm. Nếu như bạn có thắc mắc nào về bản chụp, bản sao, có thể liên hệ với TaxPlus để được tư vấn nếu bạn đang muốn sử dụng theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 30/12/2019 @ 16:59

Đánh giá bài viết post