10 Mô hình khởi nghiệp thành công

Thường những doanh nghiệp startup là của những người còn trẻ tuổi, dám nghĩ, dám làm. Vì thế với những người đang có ý định theo đuổi ước mơ khởi nghiệp thành công thì đừng ngại mà tham khảo ngay 10 mô hình khởi nghiệp thành côngTaxPlus chia sẻ dưới đây. Biết đâu đó những mô hình này sẽ giúp ích hơn cho bạn trên con đường khởi nghiệp của mình.

Top 10 mô hình khởi nghiệp thành công

Bạn có thể tham khảo ngay 10 mô hình khởi nghiệp thành công mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để thêm vào cẩm nang khởi nghiệp của chính bản thân mình. Việc tiếp thu học hỏi thêm những kiến thức luôn được xem là sự lựa chọn tuyệt vời. Vậy nên đừng tiếc vài phút để tham khảo.

No1: Mô hình kinh doanh kim tự tháp

Mô hình kinh doanh kim tự tháp là mô hình kinh doanh thành công được áp dụng phổ biến hiện nay. Mô hình này giúp doanh nghiệp thu được lãi nhiều và bỏ vốn ít. Đơn giản là bạn chỉ phải chia % nào đó cho người bán hàng. Mô hình này cũng không cần phải có nhiều đội ngũ hỗ trợ bán hàng nên giúp cho dòng tiền của bạn trở nên chắc chắn hơn.

Các công ty áp dụng mô hình này luôn ưu tiên sử dụng những người có thể sẵn sàng bất chấp bán được hàng dù bằng cách nào. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, kinh doanh cũng phải luôn tuân thủ luật pháp và cái tâm. Hàng của bạn chất lượng thì bạn chẳng cần phải làm gì nhiều cũng có được lượng khách hàng ưng ý.

Xem thêm: 10 Sai lầm khi khởi nghiệp đắt giá

Khởi nghiệp với mô hình Kim tử tháp
Mô hình kinh doanh kim tự tháp

No2: Mô hình kinh doanh chia sẻ quyền sở hữu

Bạn có thể tham khảo tiếp một mô hình nổi tiếng được ứng dụng hiện nay là mô hình chia sẻ quyền sở hữu. Lấy ví dụ đơn giản về mô hình này chính là dịch vụ chia sẻ ô tô của Zipcar – một trong những ứng dụng đang dẫn đầu thị trường hiện nay. Đang có khoảng gần 2 triệu người trên thế giới đăng ký dịch vụ đó và tính tới cuối năm ngoái thì Zipcar có khoảng 850.000 thành viên.

Xem thêm:  Quy định về quyền tác giả - Chuẩn pháp lý 2023

Đây là mô hình kinh doanh kiểu dạng cho thuê sản phẩm hoặc dịch vụ mà theo đó người thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản đó trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thường sẽ được tính theo giờ hay theo ngày.

Mô hình kinh doanh này đánh vào những người có nhu cầu ít sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó hoặc những người từ nơi khác tới và không tiện mang theo sản phẩm hay dịch vụ tương tự thế nhưng lại cần ở nơi khác. Chẳng hạn như cho thuê xe ô tô, xe máy, xe đạp….

No3: Mô hình kinh doanh trải nghiệm

Mô hình kinh doanh trải nghiệm cũng là mô hình bạn rất nên tham khảo. Ví dụ như Tesla Motor, một hãng xe hơi điện tử thành lập từ năm 2008 đến nay. Nhưng hiện Tesla Motor đã được xem là Apple thứ 2 trên thế giới. Họ sử dụng mô hình kinh doanh trải nghiệm này bằng cách cho khách hàng trải nghiệm và bán trực tiếp sản phẩm.

Mô hình này có thể giúp khách hàng trải nghiệm hết tất cả mọi thứ trước khi quyết định mua sản phẩm hay sử dụng 1 dịch vụ nào đó. Đương nhiên sau khi trải nghiệm,  họ có được sự tin tưởng và quyết định mua dễ dàng hơn nhiều.

Xem thêm:

No4:  Mô hình kinh doanh hệ sinh thái

Một trong những mô hình bạn nên học hỏi chính là mô hình kinh doanh hệ sinh thái. Mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Trong đó nổi tiếng chính là Google và Apple. Hai tập đoàn lớn này tuyển dụng những nhà công nghệ thông minh nhất, sáng tạo nhất trên thế giới hiện nay giúp họ tạo ra những sản phẩm hiện đại và có sức ảnh hưởng lớn.

Xem thêm:  Cổ đông chiến lược là gì? Để trở thành cổ đông chiến lược cần yếu tố gì?

Khi bạn sử dụng những ứng dụng từ Amazon hay Apple, Microsoft hay Google thì nghĩa là bạn đang tham gia vào hệ sinh thái đa dạng chứ không phải là 1 thiết bị nào đó đơn thuần nữa. Các hãng hiện nay đang cố để dành những thị phần trên thương trường.

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái
Mô hình kinh doanh hệ sinh thái

No5: Mô hình kinh doanh thuê bao

Mô hình kinh doanh thuê bao này được mô tả bởi Inc.com và đó được xem giống như câu lạc bộ dành cho các hội viên và khách hàng. Mô hình này yêu cầu khách hàng phải đăng ký tên và mật khẩu của mình để truy cập vào một dung của website nào đó, thậm chí có khi sẽ phải trả tiền để có được nhiều quyền lợi tốt hơn.

Mô hình đăng ký này cũng gần giống như khi khách hàng đặt mua 1 kỳ báo hàng tháng hay hàng quý. Qua đó họ có được nhiều quyền lợi hơn, nhất là về những tin tức cần thiết mà người ta chỉ xem chứ không đăng ký.

Mô hình này thích hợp với các loại nội dung số như: Gaming, phần mềm, báo, tạp chí, dịch vụ viễn thông và nội dung trực tuyến…

No6: Mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử

Một mô hình mà có lẽ bạn không còn xa lạ gì nữa đúng không nào? Không chỉ có những người làm kinh doanh mà khách hàng cũng không còn lạ gì với sàn thương mại điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 này. Một ví dụ rất điển hình là sàn giao dịch thương mại điện tử eBay.

Mô hình Marketplace xuất hiện đã cung cấp cho cả người bán hàng và người mua những cơ hội để “tìm thấy nhau” dễ dàng hơn nhiều thông qua nền tảng Internet, khắc phục được điểm yếu, kế thừa những điểm mạnh của những mô hình điện tử thương mại sẵn có trước đó.

Mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử

No7: Mô hình kinh doanh miễn phí

Có vẻ như nghe tới mô hình kinh doanh miễn phí bạn đang ngại rằng MIỄN PHÍ thì kinh doanh làm gì, có đem lại lợi nhuận cho mình đâu. Tuy nhiên đây là một trong những hình thức kinh doanh rất hữu hiệu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Chẳng hạn như Google, Facebook… bạn thấy đấy, bạn có phải trả phí nào cho những ứng dụng đó không? Thế nhưng tại sao Google và Facebook lại là những công ty có giá trị tới hàng tỷ USD trên thị trường?

Xem thêm:  GDP là gì? Cách tính chỉ số này như thế nào?

Miễn phí cũng được xem là mô hình kinh doanh hữu ích và đem đến thành công. Tâm lý chung của mọi người chính là luôn thích sự miễn phí. Tuy nhiên miễn phí này chính là mồi câu.

Chẳng hạn như bạn dùng tiền để chạy quảng cáo trên facebook, bạn sẽ tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng, hay tương tự Google cũng thế. Đó là những món lợi nhuận tuyệt vời mà các công ty thu được.

Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ từ 595k

No8: Mô hình kinh doanh đại siêu thị

Bạn có thể tham khảo tiếp mô hình kinh doanh đại siêu thị. Nghĩa là trả tiền cho nhà cung cấp và cho phép người dùng nhận xét về sản phẩm hay dịch vụ, công ty điển hình Amazon đã thực sự thành công.

No9: Mô hình miễn phí kết hợp cao cấp

Một mô hình tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo chính là mô hình miễn phí kết hợp cao cấp. Mô hình này dựa trên việc cung cấp tới người dùng dịch vụ hay sản phẩm với các chức năng cơ bản có sẵn nhưng nếu người dùng muốn có được trải nghiệm cao cấp hơn với các chức năng cao hơn thì sẽ phải bỏ phí.

Một ví dụ điển hình cho mô hình này đã rất thành công là Skype cho phép sử dụng dịch vụ thoại miễn phí với những người sử dụng application và có thu tiền đối với những dịch vụ Premium – Voice over Internet hay Flickr cho phép người dùng có thể upload ảnh miễn phí với số lượng tối đa là 200 tấm ảnh với dung lượng không quá 20MB/tháng.

Mô hình khởi nghiệp miễn phí kết hợp cao cấp
Mô hình miễn phí kết hợp cao cấp

No10: Mô hình khởi nghiệp theo yêu cầu

Mô hình theo yêu cầu này có thể hiểu là mô hình phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng trong phạm vi khả năng cung cấp của dịch vụ hay sản phẩm. Ví dụ đơn giản tại Việt Nam chính là Uber – ứng dụng gọi xe taxi hay Airbnb là dịch vụ đặt phòng trực tuyến toàn cầu.

 Xem thêm: 10 lĩnh vực HOT để khởi nghiệp

Lời kết

Trên đây chính là 10 mô hình khởi nghiệp thành côngTaxPlus chia sẻ và bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ đó bạn có thể hiểu được rằng những mô hình này sẽ mang tới cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời nhất. Vì thế nếu như bạn chuẩn bị khởi nghiệp, có thể quan tâm đến những mô hình đó. Ngoài ra nếu còn cần tư vấn thêm, có thể liên hệ với chúng tôi theo:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH TAX PLUS SOLUTION
  • Địa chỉ: 329-331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • Hotline: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn

Xuất bản ngày: 27/11/2019 @ 17:33

Đánh giá bài viết post